Soạn khoa học tự nhiên 7 bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học

Soạn bài 5:Định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học - sách VNEN khoa học tự nhiên 7 trang 24. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

Giải đáp câu hỏi và bài tập

A. Hoạt động khởi động

1. Những chất tham gia và tạo thành sau phản ứng là những chất nào ? Hãy dự đoán xem tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng và các chất sau phản ứng có thay đổi hay không ?

2. Đề xuất cách làm thí nghiệm để kiểm chứng các dự đoán đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Định luật bảo toàn khối lượng

Tiến hành thí nghiệm (SGK KHTN 7 trang 25)

Ghi vào vở theo bảng dưới đây: 

Cách Nhận xét
1 Vị trí kim đồng hồ của cân:
2

Khối lượng trước khi làm thí nghiệm:

Khối lượng sau khi làm thí nghiệm:

Nhận xét về tổng khối lượng các chất trước và sau khi làm thí nghiệm:

Bài tập: Chọn từ cụm từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong phát biểu về nội dung của của định luật bảo toàn khối lượng (nhỏ hơn; bằng; lớn hơn) :

Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất sản phẩm ....................... tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

1. Giả sử có sơ đồ phản ứng hóa học: A +B C +D. Kí hiệu mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất A, B, C, D. Viết phương trình bảo toàn khối lượng

 

2. Cho phản ứng: A +B → C +D 

Biết khối lượng của 3 chất tính được khối lượng của chất còn lại như thế nào? Viết biểu thức tính khối lượng chất đó

3. Trộn dung dịch chứa 20,8 gam bari clorua (BaCl2) vào dung dịch chứa 14,2 gam natri sunfat (Na2SO4) thu được sản phẩm trong đó có 23,3 gam bari sunfat (BaSO4) và m gam natri clorua (NaCl). Hãy tính giá trị của m 

II. Phương trình hóa học

1. Phương trình hóa học

a, Cho phản ứng: 

khí hidro + khí oxi → nước

Viết sơ đồ của phản ứng hóa học ( thay tên các chất bằng công thức hóa học)

b, Nhìn vế trái và vế phải của sơ đồ phản ứng  và cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố có bằng nhau hay không ? Giải thích.

Quan sát hình vẽ và trao đổi trong nhóm các câu hỏi dưới đây:

a, Tại sao cân lệch trái ? Làm thế nào để cho cân thăng bằng ?

b, Bây giờ cân lại lệch về phía phải. tại sao lại như vậy ? Làm thế nào để cân thăng bằng ?

c, Cân đã thăng bằng. Nhận xét về số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở cả hai phía của cân. Như vậy phương trình hóa học được viết như thế nào ?

2. Các bước lập phương trình hóa học

Biết nhôm (Al) tác dụng với oxi (O2)  tạo thành nhôm oxit (Al2O3). Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng trên

3. Ý nghĩa của phương trình hóa học 

bài tập: 

1. Nhìn vào phương trình hóa học dưới đây, hãy cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.

H2 + Cl2 → 2HCl

4Al + 3O2 → 2Al2O3

2. Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: (số nguyên tử; số phân tử; từng cặp chất; tỉ lệ; số chất)

Phương trình hóa học cho biết............... về.................. hoặc................giữa các chất cũng như ............. trong phản ứng.

C. Hoạt động luyện tập 

1. Đốt cháy hoàn toàn 9g kim loại Mg trong không khí thu được 15 g magie oxit (MgO). Cho rằng chỉ xảy ra phản ứng giữa Mg với oxi (O2) trong không khí:

a, Viết PTHH của phản ứng hóa học xảy ra.

b, Viết phương trình bảo toàn khối lượng.

c, Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.

2. Cho sơ đồ các phản ứng sau.

a, Na + O2 ---> Na2O

b, P2O5 + H2O ---> H3PO4

c, HgO ---> Hg + O2

d, Fe(OH)3 ---> Fe2O3 + H2O

 e, Na2CO3 + CaCl2 ---> CaCO3 + NaCl  

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng

3. Phương trình hóa học nào dưới đây cân bằng đúng:

A. Fe3O4 + 2H2 → 3Fe + 2H2O

B. H2O → H2 +O2

C. H2O2 → H2O + O2

D. Mg(OH)2 → MgO + H2O

4. Hãy chọn hệ số và công thức thích hợp điền vào chỗ có dấu ba chấm để có được phương trình hóa học đúng: 

a, …….. + ... Cu  → … CuO

b, ... N2 + ……… → … NH3

c, … Fe + … HCl → … FeCl2 + ……….

d, … Mg(OH)2 → … MgO + … H2O

D. Hoạt động vận dụng 

1. Đặt 2 cây nến trên đĩa cân ở vị trí thắng bằng. Đốt một cây nến, sau một thời gian, bên đĩa cân chứa cây nến đang cháy nhẹ dần. Giải thích

2. Trong cuộc sống hằng ngày em thương thấy có rất nhiều các hiện tượng hóa học xảy ra, ví dụ như đốt cháy than, củi, ... Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải quyết tình huống sau:

a, Khi đốt cháy một khúc gỗ ta thu được một ít tro mà chắc chắn khối lượng nhẹ hơn khúc gỗ ban đầu. Sự thay đổi khối lương này có mẫu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng hay không? Giải thích.

b, Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng sự thay đổi khối lượng đó. 

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng 

Em hãy tìm hiểu và viết một bài giới thiệu về thân thế và sự nghiệp khoa học của nhà bác học Mi-kha-in Lô-mô-nô-xốp và Ăng-toan La-voa-di-e

Từ khóa tìm kiếm google:

khoa học tự nhiên 7 bài 5, bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học học sách VNEN, bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học, giải khoa học tự nhiên 7 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn khoa học tự nhiên 7 bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn khoa học tự nhiên 7. Phần trình bày do 123 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận