Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

CHƯƠNG 2: NITO - PHOTPHO

CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO

CHƯƠNG 7: HIDROCACBON THƠM, NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

CHƯƠNG 9: ANDEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

Soạn hoá học 11 bài 3 Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit bazơ

Chuyên mục: Soạn hoá học 11

Hocthoi xin được chia sẻ với các bạn bài sự điện li của nước, pH, Chất chỉ thị axit - bazơ trong chương trình lớp 11. Hi vọng bài đăng này của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết đánh giá độ axit , bazơ của dung dịch dựa vào độ pH và biết màu của một số chất chỉ thị trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

A - Kiến thức trọng tâm

I. Nư­ớc là chất điện li yếu

1. Sự điện li của nư­ớc

  • N­ước điện li rất yếu theo phư­ơng trình sau:


2. Tích số ion của nư­ớc

  • Vậy môi tr­ường trung tính là môi trường có:

               [H+] = [OH-]

  • Tại 250C, trong nư­ớc nguyên chất có:

      [H+] = [OH-] = 1,0.10-17 M.

  • Đặt: KH2O = [H+] . [OH-] = 1,0.10-17 . 1,0.10-17 = 1,0.10-14
  • KH2O đ­ược gọi tích số ion của n­ước.
  • Ở nhiệt độ xác định, tích số này là hằng số không những trong nư­ớc tinh khiết mà cả trong những dung dịch loãng khác nữa.

3. Ý nghĩa tích số ion của nư­ớc

a. Môi tr­ường axit

  • Khi cho axit HCl vào nư­ớc, nồng độ H+ tăng, mà tích số ion trong nước không đổi nên nồng độ OH- phải giảm.

Ví dụ: Hòa tan HCl vào nước để được  [H+] = 1,0.10-3M =>[OH-] = 1,0.10-11M

  • Vậy môi tr­ường axit là môi trư­ờng có:

         [H+]  > [OH-] hay [H+]  > 1,0.10-7M

b. Môi tr­ường kiềm

  • Khi cho NaOH vào nư­ớc, nồng độ OH- tăng, mà tích số ion trong nước không đổi nên nồng độ H+ phải giảm.
  • Vậy môi trư­ờng kiềm là môi trư­ờng có:

         [H+] < [OH-] hay [H+] < 1,0.10-7M

Kết luận:

  • Môi trư­ờng trung tính: [H+]  > 1,0.10-7M
  • Môi trư­ờng axit:   [H+]  < 1,0.10-7M
  • Môi tr­ường kiềm: [H+]  → 1,0.10-7M

II. Khái niệm pH, chất chỉ thị axit – bazơ

1. Khái niệm về pH

  • Để đánh giá độ kiềm, độ axit của dung dịch có thể dựa vào [H+].
  • Để tránh ghi giá trị [H+] với số mũ âm, ng­ười ta dùng gía trị pH với quy ư­ớc:

 pH = - lg[H+]  ;  [H+] = 10- pH

  • Ta có
    • pH = 7  môi tr­ường trung tính.
    • pH < 7 môi tr­ường axit.
    • pH > 7  môi trư­ờng kiềm.
  • Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.

2. Chất chỉ thị axit – bazơ

  • Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc theo giá trị pH của dung dịch.
  • Khi trộn lẫn một số chất chỉ thị axit – bazơ có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH ta thu đ­ược chất chỉ thị vạn năng.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1. (Trang 14/SGK)

Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?

Câu 2. (Trang 14/SGK)

Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH.

Bài 3. (Trang 14/SGK)

Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

Bài 4. (Trang 14/SGK) 

Một dung dịch có [OH] = 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là

A. axit                        
B. trung tính
C. kiềm                       
D. không xác định được

Bài 5. (Trang 14/SGK)

Tính nồng độ H+, OH và pH của dung dịch HCl 0,10 M và dung dịch NaOH 0,010 M.

Bài 6. (Trang 14/SGK)

Trong dung dịch HCl 0,010M tích số ion của nước là:

A. [H+].[OH] > 1,0.10-14                    
B. [H+].[OH] = 1,0.10-14
C. [H+].[OH] < 1,0.10-14                    
D. Không xác định được.a

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 11 bài 3 Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit bazơ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 11. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận