Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

CHƯƠNG 2: NITO - PHOTPHO

CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO

CHƯƠNG 7: HIDROCACBON THƠM, NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

CHƯƠNG 9: ANDEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

Soạn hoá học 11 bài 29: Anken Hóa học trang 126

Chuyên mục: Soạn hoá học 11

Anken có cấu tạo khác với ankan như thế nào ? Điều đó ảnh hưởng đến tính chất hóa học nào của chúng ? Để biết chi tiết về điều đó, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài đăng dưới đây. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

1. Dãy đồng đẳng anken: (olefin)

Anken là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi.

Công thức chung : CnH2n với n ≥ 2.

2. Đồng phân

Đồng phân cấu tạo: Bắt dầu từ C4H8 trở đi có đồng phân anken.

  • Đồng phân về vị trí nối đôi.
  • Đồng phân về mạch cacbon.

Đồng phân hình học:        

 Anken - sgk Hóa học trang 132

  • Điều kiện để có đồng phân hình học là a ≠ d và b ≠ c.
  • Đồng phân hình học có mạch chính nằm cùng một phía của liên kết đôi gọi là cis, ngược lại gọi là trans.

3. Danh pháp

  • Tên thông thường:

Tên mạch C chính + ilen

  • Tên thay thế (danh pháp IUPAC):
    • Mạch không phân nhánh:

Tên mạch C chính + số chỉ vị trí nối đôi + EN

    • Mạch phân nhánh:

Quy tắc:

    • Chọn mạch C dài nhất chứa nối đôi làm mạch chính.
    • Đánh STT trên mạch C chính, ưu tiên C mang nối đôi có  STT nhỏ nhất, nếu mạch vừa có nhánh vừa có nối đôi thì ưu tiên một là vị trí nối đôi kế đó là vị trí nhánh thì ưu tiên hai.
    • Gọi tên anken phân nhánh :

Số chỉ vị trí-tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ trí nối đôi  + EN

II. Tính chất vật lí

  • Từ C2 g C4 : khí , C5 trở đi : rắn hoặc lỏng.
  • M tăng g tso, tnco, khối lượng riêng tăng.
  • Các anken là những chất nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng cộng

  • Cộng hiđrô : (Phản ứng hiđro hoá)

CnH2n + H2 →(to) CnH2n+2

  • Cộng halogen : (Phản ứng halogen hoá)

CH2=CH2 + Br2  → BrCH2 - CH2Br

         (Màu nâu đỏ)  1,2-đibrometan (Không màu)

CnH2n + Br2 → CnH2nBr2

=>Anken làm mất màu của dung dịch brom → Phản ứng này dùng để nhận biết anken .

  • Cộng HX (X là OH, Cl, Br,…)

Qui tắc Mac-côp-nhi-côp:

    Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (hay phần mang điện tích dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện tích âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít H hơn).

Ví dụ :

CH3-CH=CH2 + HBr → CH3-CH2-CH2Br (sản phẩm phụ)

CH3-CH=CH2 + HBr → CH3-CH(Br)-CH3 (sẩn phẩm chính)

2. Phản ứng trùng hợp 

nCH2=CH2 →(to, xt, p) [- CH2–CH2 -]n

  • Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn gọi là polime .
  • Tên polime = poli + tên monome 

3. Phản ứng oxi hoá 

  • Oxi hoá hoàn toàn 

CnH2n + $\frac{3n}{2}$O2 →(to) nCO2+ nH2O

  • Oxi hoá không hoàn toàn

3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH

=>Anken làm mất màu dd KMnO4→ Dùng để nhận biết anken

IV. Điều chế

1. Trong PTN 

        C2H5OH  →(H2SO4 đ, 170oC)     CH2 = CH2  + H2

2. Trong công nghiệp 

       CnH2n+2  →(to, xt, p)  CnH2n  +  H2

V. Ứng dụng

 Anken - sgk Hóa học trang 132

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Trang 126 sgk hóa 11

So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.

Bài tập 2: Trang 132 sgk hóa 11

Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?

A. 4

B. 5

C. 3

D. 7

Bài tập 3: Trang 132 sgk hóa 11

Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi;

a) Propilen tác dụng với hidro, đun nóng (xúc tác Ni).

b) But - 2en tác dụng với hirdo clorua.

c) Metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit

d) Trùng hợp but - 1en.

Bài tập 4: Trang 132 sgk hóa 11

Trình bày phương pháp hóa học để :

a ) Phân biệt metan và etilen.

b ) Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen.

c) Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.

Bài tập 5: Trang 126 sgk hóa 11

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

A. butan ;

B. but-1-en ;

C.cacbon đioxit ;

D. metylpropan.

Bài tập 6: Trang 132 sgk hóa 11

Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp  gồm etilen và propilen (đktc) vào dung dịch brom thấy dung dịch bị nhạt màu và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,90gam.

a) Viết các phương trình hóa học và giải thích các hiện tượng ở thí nghiệm trên.

b) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 11 bài 29: Anken Hóa học trang 126 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 11. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận