Soạn GDCD 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Chuyên mục: Soạn GDCD 6

Mỗi người đều có những bí mật riêng của mình, do đó không được ai có quyền xâm phạm nếu như chưa được sự đồng ý của chủ nhân nó. Nếu không sẽ vi phạm một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước quy định đó là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tình huống

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Theo em Phương có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?

  • Phượng không được đọc thư của Hiền vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Hiền là bạn thân, nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì cũng không được đọc.

b) Em có đồng ý với giải pháp của phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Tại sao?

  • Giải pháp của Phượng là đọc xong rồi dán lại mới đưa cho Hiền là không thể chấp nhận được. Bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

c) Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào?

  • Giải thích để Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được sự đồng ý của bạn. Nếu bạn cố tình đọc là bạn đã vi phạm pháp luật.

2. Nội dung bài học

* Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín cua người khác, không được nghe trộm điện thoại.

* Các hành vi xâm phạm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:

  • Xem trộm thư
  • Nghe trộm điện thoại của người khác
  • Nhặt được thư người khác vứt đi
  • Tự ý thu giữ, hủy thư tín của người khác…

* Trách nhiệm của học sinh:

  • Tự biết bảo vệ thư, điện tín của mình
  • Tôn trọng quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của người khác.
  • Phê phán, tố cáo những việc làm trái pháp luật xâm phạm bí mật thư tín của công dân.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập a: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ?

Bài tập b: Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín ?

Bài tập c: Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ?

Bài tập d: Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau :

-  Nhặt được thư của người khác ?

-  Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác ?

-  Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em ?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn GDCD 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn GDCD 6. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận