Danh mục bài soạn

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TIẾP THEO)

 

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

 

Soạn địa lí 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Chuyên mục: Soạn địa lí 8

Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa…) phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

  • Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
    • Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
    • Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
  • Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

  • Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo
  • Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.
  • Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
  • Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

  • Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
  • Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo
  • Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Em hãy tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng.

Bài tập 2: Em hãy cho biết lên một số hang động nổi tiếng ở nước ta.

Bài tập 3: Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì.

Bài tập 4: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?

Bài tập 5: Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?

Bài tập 6: Các dạng địa hình sau dày ở nước ta được hình thành như thế nào?

- Địa hình cácxtơ.

- Địa hình cao nguyên badan.

- Địa hình đồng bằng phù sa mới.

- Địa hình đê sông, đê biển.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn địa lí 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn địa lí 8. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận