Soạn đại số và giải tích 11 bài: Ôn tập chương II

Dựa theo cấu trúc SGK toán lớp 11, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài: Ôn tập chương II - Đại số và giải tích 11. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài viết gồm 2 phần:
  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

1. Quy tắc đếm

Quy tắc cộng: 

  • Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động . Nếu hàng động này có m cách thực hiện, hành động kia có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của hành động thứ nhất thì công việc đó có  m + n cách thực hiện.

Quy tắc nhân

  • Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc.

2. Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp

Hoán vị: 

Pn = n(n - 1)(n - 2)...2 . 1 = n!

Chỉnh hợp :

Akn = n(n – 1)…(n – k + 1)

Tổ hợp

$C_{n}^{k}= C_{n}^{n-k}$


3. Nhị thức Niu - tơn

(a + b)n = C0n an + C1n an – 1b + C2n an – 2b2 + … + Cnn – 1 abn – 1 + Cnnbn

4. Phép thử và biến cố

  • Phép thử ngẫu nhiên  là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó, tuy nhiên có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó. 
  • Không gian mẫu: Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử T được gọi là không gian mẫu của phép thử T và kí hiệu là Ω ( đọc là ô - mê - ga).
  • Định nghĩa : Biến cố là một tập con của không gian mẫu.

5. Xác suất của biến cố

Cổ điển của xác suất

P(A) = \(\frac{n(A)}{n(\Omega )}\).

Tính chất của xác suất:

a) P(Φ) = 0; P(Ω) = 1.

b) 0 ≤ P(A) ≤ 1, với mọi biến cố A.

c) Nếu A và B xung khắc với nhau, thì ta có

P(A ∪ B) = P(A) + P(B) (công thức cộng xác suất).

Hai biến cố độc lập:

A và B là hai biến cố độc lập với nhau khi và chỉ khi:

P(A . B) = P(A) . P(B).

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Trang 76 - sgk đại số và giải tích 11

Phát biểu quy tắc cộng, cho ví dụ áp dụng

Bài tập 2: Trang 76 - sgk đại số và giải tích 11

Phát biểu quy tắc nhân, cho ví dụ áp dụng

Bài tập 3: Trang 76 - sgk đại số và giải tích 11

Phân biệt sự khác nhau giữa một chỉnh hợp chập k của n phần tử và một tổ hợp chập k của n phần tử.

Bài tập 4: Trang 76 - sgk đại số và giải tích 11

Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số được tạo thành từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 sao cho:

a) Các chữ số có thể giống nhau

b) Các chữ số khác nhau.

Bài tập 5: Trang 76 - sgk đại số và giải tích 11

Xếp ngẫu nhiên ba bạn nam và ba bạn nữ ngồi vào sáu ghế kê theo hàng ngang. Tìm xác suất sao cho:

a) Nam, nữ ngồi xen kẽ nhau

b) Ba bạn nam ngồi cạnh nhau

Bài tập 6: Trang 76 - sgk đại số và giải tích 11

Từ một hộp chứa sáu quả cầu trắng và bốn quả cầu đen, lấy ngẫu nhiên đồng thời bốn quả. Tính xác suất sao cho:

a) Bốn quả lấy ra cùng màu

b) Có ít nhất một quả màu trắng

Bài tập 7: Trang 76 - sgk đại số và giải tích 11

Gieo một con xúc sắc ba lần. Tính xác suất sao cho mặt sáu chấm xuất hiện ít nhất một lần.

Bài tập 8: Trang 76 - sgk đại số và giải tích 11

Cho một lúc giác đề ABCDEF. Viết các chữ cái ABCDEF vào 6 cái thẻ. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Tìm xác suất sao cho đoạn thẳng mà các đầu mút là các điểm được ghi trên hai thẻ đó là:

a) Các cạnh của lục giác

b) Đường chéo của lục giác

c) Đường chéo nối hai đỉnh đối diện của lục giác.

Bài tập 9: Trang 77 - sgk đại số và giải tích 11

Gieo đồng thời hai con súc sắc. Tính xác suất sao cho:

a) Hai con xúc sắc đều xuất hiện mặt chẵn

b) Tích các số chấm trên hai con xúc sắc là số lẻ.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn đại số và giải tích 11 bài: Ôn tập chương II . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn đại số và giải tích lớp 11. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận