Danh mục bài soạn

[Sách kết nối] Giải Địa lí 6 bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Giải hay, giải nhanh, giải đúng bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ sgk Lịch sử và địa lí 6. Mọi câu hỏi và bài tập trong bài học sẽ được hocthoi.net "xử lí triệt để". Ở đâu học sinh không hiểu, ở đó có hocthoi.net. Việc của bạn là tự tin học tốt môn Lịch sử và địa lí 6, chúc các bạn học tốt!

A. Phần mở đầu

Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Bài học này sẽ giúp các em có được kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ

1. Kí hiệu và bảng chú giảu bản đồ

1/ Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích

2/ Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, cho biết:

- Bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên.

- Hãy kể ít nhất ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên.

Lời giải:

1/ Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích:

  • Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm: Cảng biển, sân bay, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, mangan, crom, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.

  • Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường: Ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô, đường sắt, hướng tấn công của quân ta...

  • Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp,...

2/

  • Bảng chú giải thứ hai của bản đồ hành chính, bảng chú giải thứ nhất nào của bản đồ tự nhiên

  • Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương ( chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen)

  • Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên: phân tầng độ sâu ( các hình chữ nhật màu xanh nối tiếp nhau và đậm dần), đỉnh núi, độ sâu ( hình núi màu đen, bên trên ghi độ cao 3143), phân tần độ sâu ( các hình chữ nhật màu đỏ nối tiếp nhau và thay đổi màu sắc nhạt dần)

2. Đọc một số bản đồ thông dụng

3. Tìm đường đi trên bản đồ

a) Tìm đường đi trên bản đồ giấy

1. Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng

2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lat đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng

Lời giải:

1/ Các địa điểm:

  • Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt: nằm trên đường Yersin, cạnh hồ Hồ Xuân Hương và SVĐ trường CĐSP Đà Lạt

  • Ga Đà Lạt: Nằm giữa hai đường Nguyễn Trãi và Phạm Hồng Thái

  • Bảo tàng Lâm Đồng: Nằm cạnh đường Hùng Vương và Khe Sanh

2.

  • Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt: đi đường Yersin ra đường Nguyễn Trãi. Trên trục đường Yersin - Nguyễn Trãi - Quang Trung, điểm ga Đà Lạt nằm ở bên phí tay phải.

  • Mô tả đường đi từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng: Từ ga Đà Lạt, ra đường Nguyễn Trãi. Giữa ngã tư Nguyễn Trãi - Yersin, rẽ vào đường Phạm Hồng Thái. Rẽ phải ở ngã ba đầu tiên, sau đó tiếp tục đi thẳng ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Hùng Vương.

B. Phần luyện tập và vận dụng

1. Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào?

2. Em hãy sử dụng Google Maps để tìm đường đi từ sân bay Nội Bài đến Nhà hát Lớn Hà Nội. 

Lời giải:

1/ Kí hiệu mô tả các đối tượng sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ:

Sông :  Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Mỏ khoảng sản:  Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Vùng trồng rừng:  Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Ranh giới tỉnh:  Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Nhà máy:  Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

 2/ Sử dụng Google Maps để tìm đường đi từ sân bay Nội Bài đến Nhà hát Lớn Hà Nội: 

 Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải kết nối tri thức lớp 6, lịch sử 6 sách KNTTCS, giải lịch sử 6 sách mới, bài 4 kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ sách KNTTCS, sách kết nối tri thức nxb giáo dục
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: [Sách kết nối] Giải Địa lí 6 bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ . Bài học nằm trong chuyên mục: [Sách kết nối] Giải Lịch sử và Địa lí 6. Phần trình bày do Hoài Nguyễn tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận