Danh mục bài soạn

[Sách chân trời] Soạn văn 6 bài 3: Làm một bài thơ lục bát

Soạn hay, soạn nhanh, soạn chi tiết bài: Làm một bài thơ lục bát sách chân trời sáng tạo ngữ văn 6 tập 1. Mọi câu hỏi và bài tập trong bài học sẽ được hocthoi.net "xử lí triệt để". Ở đâu học sinh không hiểu, ở đó có hocthoi.net. Việc của bạn là tự tin học tốt môn văn 6, chúc các bạn học tốt!

 

1. Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

Đáp án chi tiết:

Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát.

=> Tác dụng: góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

2. Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:

Đáp án chi tiết:

Sự hiệp vần: đồng - đông, nhiều - diều - chiều

Tiếng Dòng12345678
LụcBBTTBB  
BátTBBTTBBB
Lục TBTTBB  
BátTBTTTBBB

3. Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

Đáp án chi tiết:

  Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến. 

Tác dụng: việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

4. Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

Đáp án chi tiết:

  Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông. Tất cả đã hoà quện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.

5. Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?

Đáp án chi tiết:

  Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật, tác giả sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, rạ rơm (hữu hình) với gió đông (vô hình). Đó còn là sự liê tưởng độc đáo: củ khoai nướng bị cháy hồng rực đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian rộng lớn.

6. Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

Đáp án chi tiết:

Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ.

  • Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. 
  • Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn sách chân trời sáng tạo văn 6, soạn văn 6 tập 1 sách mới cực hay, soạn văn 6 sách chân trời sáng tạo tập 1, soạn Làm một bài thơ lục bát sách chân trời sáng tạo, soạn văn sách chân trời sáng tạo lớp 6 tập 1
v6b3
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: [Sách chân trời] Soạn văn 6 bài 3: Làm một bài thơ lục bát . Bài học nằm trong chuyên mục: [Sách chân trời] Soạn văn 6 tập 1. Phần trình bày do Châu Nhi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận