Danh mục bài soạn

[Sách cánh diều] Giải lịch sử 6 bài 7: Ấn Độ cổ đại

Giải hay, soạn nhanh, soạn chi tiết bài: Ấn Độ cổ đại sách lịch sử cánh diều 6. Mọi câu hỏi và bài tập trong bài học sẽ được hocthoi.net "xử lí triệt để". Ở đâu học sinh không hiểu, ở đó có hocthoi.net. Việc của bạn là tự tin học tốt môn lịch sử 6, chúc các bạn học tốt

[toc:ul]

Phần mở đầu

Cum Mê-lơ là lễ hội truyền thống của những người theo Ấn Độ giáo. Ngày nay, lễ hội được tổ chức 3 năm một lần, kéo dài gần hai tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng chục triệu người đã hành hương về đây đề tắm và thực hiện các nghi lễ tôn giáo trên dòng sông Hằng.

Sông Hằng là một trong hai con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Ẩn Độ thời cổ đại. Vậy các con sông đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu củaẤn Độ thời cổ đại là gì?

1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng

Câu hỏi trang 32 sgk cánh diều

Câu 1: Dựa vào lược đồ hình 7.2 và đọc thông tin, hãy nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng

 Ấn Độ cổ đại

Đáp án chi tiết:

Những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng:

  • Phía Bắc là những dãy núi cao như bức tường thành
  • Phía Tây và phía Đông là những đồng bằng trù phú
  • Ở sông Hằng chịu sự tác động của gió mùa, mưa nhiều...

Câu 2: Điều kiện tự nhiên đó ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ?

Đáp án chi tiết:

Lưu vực sông Ấn và sông Hằng hằng năm được bồi đắp phù sa, có sự tác động của gió mùa nên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.

2. Chế độ xã hội của Ấn Độ

Câu 1: Dựa vào sơ đồ hình 7.3. hãy kể tên các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại

Đáp án chi tiết:

Tên các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại từ cao xuống thấp là:

  • Bra-man (tăng nữ)
  • Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh)
  • Va-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công)
  • Su-đra (những người thấp kém trong xã hội)

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ

Câu 1: Dựa vào các hình từ 7.4 đến 7.8 và đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

Đáp án chi tiết:

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:

  • Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.
  • Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.
  • Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.
  • Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi
  • Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ.

Đáp án chi tiết:

Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ:

  • Ở phía bắc, Ấn Độ bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. 
  • Phía Tây và phía Đông là những vùng đồng bằng. 
  • Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn và sông Hằng lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.
  • Nền văn minh ở lưu vực sông Ấn đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ.

=> Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới.

Câu 2: Nêu những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại

Đáp án chi tiết:

Những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại

  • Trong một nhà nước, người đứng đầu thống trị là Ra-ja (Vua).
  • Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau
  • Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

Câu 3: Hãy kể tên một số thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến Việt Nam

Đáp án chi tiết:

Thành tựu:

  • Về tôn giáo: Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina và đạo Sikh.
  • Về kiến trúc: Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
  • Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
  • Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỷ VII - thế kỷ XI. Tiêu biểu cho các công trình Ấn Độ giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.
  • Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sách cánh diều lịch sử và địa lí 6, giải lịch sử 6 sách mới cực hay, giải lịch sử 6 sách cánh diều, soạn lịch sử bài Ấn Độ cổ đại sách cánh diều, giải sách lịch sử lớp 6
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: [Sách cánh diều] Giải lịch sử 6 bài 7: Ấn Độ cổ đại . Bài học nằm trong chuyên mục: [Sách cánh diều] Giải Lịch sử và Địa lí 6. Phần trình bày do Châu Nhi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận