Danh mục bài soạn

[Sách cánh diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Giải hay, soạn nhanh, soạn chi tiết bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng sách cánh diều khoa học tự nhiên 6. Mọi câu hỏi và bài tập trong bài học sẽ được hocthoi.net "xử lí triệt để". Ở đâu học sinh không hiểu, ở đó có hocthoi.net. Việc của bạn là tự tin học tốt môn toán 6, chúc các bạn học tốt!

[toc:ul]

PHẦN MỞ ĐẦU

Quan sát hình bên và kể tên một số bộ phận của ô tô. Cho biết các bộ phận đó được làm từ vật liệu nào. Nhiên liệu dùng cho động cơ ô tô là gì?

Hướng dẫn:

Một số bộ phận và nhiên liệu:

  • Nắp ca-pô: Kim loại tổng hợp
  • Đèn pha: nhựa cứng, thủy tinh, kim loại
  • Gương chiếu hậu: gương
  • Bánh xe: cao su
  • Vô lăng: nhựa
  • Bàn đạp ga/phanh: kim loại, nhôm

Nhiên liệu dùng cho ô tô: xăng, dầu, diesel sinh học...

I. MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG

1/ Kể tên những vật liệu mà em biết.

2/ Kể tên một số vật dụng bằng nhựa. Chúng có đặc điểm gì?

3/ Quan sát hình 8.2, nêu một số ứng dụng của kim loại. Cho biết ứng dụng đó dựa trên tính chất nào.

4/ Kể tên một số vật dụng được chế tạo từ kim loại (nhôm, đồng ...)

5/ Dựa vào tính chất nào mà cao su được sử dụng để chế tạo lốp xe

6/ Dựa vào tính chất nào mà thủy tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?

7/ Hãy kể tên một số vật dụng bằng thủy tinh ở gia đình em. Em cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?

8/ So sánh tính chất của thủy tinh và gốm

9/ Nêu một số ứng dụng của vật liệu gỗ trong đời sống và sản xuất.

10/ Đề xuất một tính chất cơ bản của vật liệu và đề xuất cách kiểm tra tính chất đó theo bảng 8.1

11/ Tìm một số dẫn chứng để chỉ ra rằng việc sử dụng nhựa không hợp lí, không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường. Chúng ta cần làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa?

12/ Lấy một số ví dụ về việc sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

Hướng dẫn:

1/ Thép, đồng, nhôm, titan, cacbon, cao su, nhựa, thủy tinh, gốm, sứ...

2/ Một số vật dụng bằng nhựa: ghế, bàn, cốc nước, chậu nhựa, bình nước, vỏ bút, thước, hộp đựng thức ăn...

    Đặc điểm: dễ tạo hình, nhẹ, dẫn điện kém, không dẫn điện

3/ Ứng dụng của kim loại:

Làm xoong, nồi: dẫn nhiệt, nhẹ, bền

Dây dẫn điện: dẫn điện, dẻo, bền

Cầu: bền, cứng

Vỏ máy bay: cứng, chịu được áp lực, nhẹ, bền

4/ Xoong, nồi, ấm nước: nhôm

    Dây điện: đồng

    Cuốc, xẻng, búa, liềm: sắt

5/ Cao su có tính chất: có khả năng chịu bào mòn, cách điện và không thấm nước.

6/ Thủy tinh không thâm nước, bền với điều kiện của môi trường, không tác dụng với nhiều hóa chất. Thủy tinh trong suốt dễ quan sát các phản ứng hóa học trong ống nghiệm bằng thủy tinh. 

7/ Một số vật dụng bằng thủy tinh: cốc, bát, ly rượu, chai, bình hoa, bóng đèn, màn hình ti vi,...

 

8/

 

9/ Một số ứng dụng của vật liệu gỗ trong đời sống: cửa, giường, tủ, bàn, sàn gỗ, muôi, thìa, đũa, kệ sách...

    Một số ứng dụng của vật liệu gỗ trong sản xuất: giấy, nội thất, đồ trang trí, đồ mỹ nghệ... 

 10/ 

11/ Việc sử dụng các vật liệu không hợp lí, không hiệu quả làm lãng phí tài nguyên và gây nhiều tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.

Ví dụ:

  • Động vật dưới biển bị mắc vào rác thải nhựa do con người thải ra
  • Đốt rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, có thể gây đau đầu, nôn mửa ở người
  • Túi nilong mất hàng triệu năm để phân hủy

Để sử dụng các vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững, cần bảo vệ, bảo quản và sử dụng đúng cách, khuyến khích dùng các vật liệu có thể tái sử dụng, hạn chế dùng các vật liệu khó phân hủy.

 12/ 

  • Trồng cây vào chậu bằng cao su 
  • Tái sử dụng chai nước, bình, lon...
  • Sử dụng túi giấy, túi vải đựng đồ 
  •  Sử dụng cầu chì giúp phòng tránh các hiện tượng quá tải đường dây
  • Một số sản phẩm xây dựng (ngói, gạch, sơn...) chống ẩm, mốc.
 

II. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU THÔNG DỤNG

1/ Kể tên một số loại nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng, nhiên liệu khí mà em biết.

2/ Than (than đá, than củi) có những tính chất và ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất.

3/ Nêu một số ứng dụng của nhiên liệu từ dàu mỏ

4/ Hãy đề xuất phương án kiểm chứng xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước

5/ Biển báo đặt ở các trạm xăng như hình sau có ý nghĩa gì?

6/ Khí thải (carbon dioxide, nitrogen dioxide, sulfur dioxide,...) bụi mịn do quá trình đốt than, xăng dầu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người, môi trường và xã hội?

7/ Nêu các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

8/ Các việc làm sau có tác dụng gì?

a. Thổi không khí vào lò

b. Chẻ nhỏ củi khi đun nấu

c. Không để lửa quá to khi đun nấu

Hướng dẫn:

1/ Nhiên liệu rắn: than đá, than củi,...

    Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu,...

    Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí dầu mỏ,...

2/ Tính chất của than: cháy trong không khí, tỏa nhiều nhiệt

    Ứng dụng: than được dùng nhiều để đun nấu, sưởi ấm, chạy động cơ. Hiện nay than chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu trong công nghiệp. 

3/ Ứng dụng của nhiên liệu từ dầu mỏ: khí gas dùng trong đun nấu, xăng (ô tô, xe máy), dầu diesel, dầu mazut  (tàu)

4/ Nhỏ một vài giọt xăng vào cốc nước, xăng nổi lên trên => Chứng tỏ xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước

5/ Biển 1: Không sử dụng điện thoại

   Biển 2: Cấm lửa

   Biển 3: Cấm hút thuốc

6/ Khí thải ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường vì nó cực độc, và có thể góp phần gây ra các điều kiện không khí và ozone trên mặt đất rất nguy hiểm. Khí thải gây nghẹt thở và tắc nghẽn trong không khí, còn có xu hướng phản ứng với các tác nhân khác để tạo thành axit nitric và nitrat hữu cơ, góp phần hình thành mưa axit. Mưa axit do một vài chất khí tạo ra cực kỳ có hại cho thực vật và động vật trên khắp thế giới, và có thể dẫn đến các vấn đề tiếp theo trong hệ thống nước.

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Khí thải làm tăng khả năng mắc các vấn đề về hô hấp, ung thư và các vấn đề về phổi,, tim, tuần hoàn và phổi.

 7/ Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

     Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng

     Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, như xăng sinh học (E5, E10,...)

8/ a. Thổi không khí vào lò để thêm khí oxi lửa cháy lớn, nhiệt độ cao

    b. Chẻ nhỏ củi giúp tăng bề mặt tiếp xúc với khí oxi (không khí)

    c. Để lửa quá to khi đun nấu gây mất an toàn, lãng phí và ô nhiễm môi trường

Hướng dẫn:

III. MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THÔNG DỤNG

1/ Kể tên một số nguyên liệu được sử dụng trong đời sống hằng ngày mà em biết. Từ những nguyên liệu đó có thể tạo ra những sản phẩm gì? 

2/ Em hãy nêu tên và ứng dụng của một số loại quặng.

3/ Em có thể kiểm tra độ cứng của đá vôi bằng cách nào?

4/ Vì sao mưa acid có thể làm hư hại các tượng đá vôi để ngoài trời?

5/ Hiện nay, nước ta còn nhiều lò nung vôi thủ công đang hoạt động. Nêu những tác động tiêu cực của chúng đối với môi trường.

6/ Nêu một số biện pháp sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

 

7/ Hãy nêu ví dụ về việc sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững ở địa phương em.

Hướng dẫn:

1/ Đá vôi: làm vật liệu trong xây dựng, sản xuất vôi, xi măng... => Sản phẩm: tượng đá vôi

    Quặng: sản xuất kim loại, phân bón, đồ gốm sứ,...

2/ Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm

    Quặng apatite được dùng để sản xuất phân lân;

    Quặng hematite được dùng để sản xuất sắt, gang, thép,...

3/ Để khai thác đá vôi người ta phải sử dụng bom, mìn và máy móc 

4/ Đá vôi tương đối cứng, không tan trong nước nhưng tan trong acid. Vì thế tượng đá vôi để ngoài trời dễ bị hư hại.

5/ Nhiều lò nung vôi thủ công thường khai thác quá mức và không có kế hoạch có thể khiến nguyên liệu bị cạn kiệt. Công nghệ khai thác, chế biến, sử lí quặng thải không chuyên nghiệp sẽ thải nhiều hóa chất độc hại. 

6/ Một số biện pháp:

  • Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.
  • Kiểm soát xử lí chất thải, bảo vệ môi trường
  • Khai thác nguyên liệu có kế hoạch
  • Thăm dò, nghiên cứu nhiều loại nguyên liệu khác thay thế
 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sách cánh diều KHTN 6, giải khoa học tự nhiên 6 sách mới cực hay, giải KHTN 6 sách cánh diều, giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng sách cánh diều, giải sách khoa học tự nhiên lớp 6
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: [Sách cánh diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng . Bài học nằm trong chuyên mục: [Sách cánh diều] Giải khoa học tự nhiên 6. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận