Danh mục bài soạn

Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh chị đã học mà đến nay vẫn thể nào quên (Ví dụ: Chuyện Người con gái Nam Xương, Chiếc lược Ngà, Bố của Xi- mông)

Chuyên mục: Văn mẫu 10

Đề bài: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh chị đã học mà đến nay vẫn thể nào quên (Ví dụ: Chuyện Người con gái Nam Xương, Chiếc lược Ngà, Bố của Xi- mông)

Bài làm

Kho tàng văn học Việt NAm vô cùng phong phú, đó là những tác phẩm trung và hiện đại đã ghi dấu vào trong lòng độc giả. Nó không chỉ mang đến những bài học chất chứa quan niệm nhân sinh mà hơn cả nó còn chứa đựng những thông điệp đáng suy ngẫm. Trong đó câu chuyện khiến em nhớ nhất đó là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Một câu chuyện về chiến tranh, về tình người , về gia đình trong kháng chiến đầy cảm động.

Có lẽ những người trẻ như chúng ta thật may mắn, may mắn vì chúng ta sinh ra ở một đất nước hòa bình, không có khói đạn chiến tranh và chia lìa. Vì thế chẳng có mấy ai có thể cảm nhận hết được nỗi đau trong thời kì đó. Nó không phải là sự đau đớn về thể xác mà còn là những nỗi đau đớn về tinh thần. Sự dằn vặt và giằng xé nội tâm của những đứa con mất cha, những người vợ mất chồng, những hoàn cảnh tan tác về chiến tranh phi nghĩa.... Và nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã góp phần nào tái hiện lên môt cuộc chiến tranh khốc liệt ở đó không chỉ có bom đạn, mà còn là bức tranh về tình cảm gia đình trong kháng chiến.

Mở đầu truyện ngắn là hình ảnh ông Sáu từ chiến khu trở về khí chiếc xuồng vừa cập bến nhìn thấy đứa trẻ con mình anh vội gọi to : Thu, ba nè con. Thế nhưng đáp lại sự mong mỏi, ngóng chờ đó chỉ là cái lắc đầu nguây nguẩy và tiếng hét thất thanh của cô bé. Nụ cười trên môi người cha như tắt lịm. Vết sẹo trên má giật giật, hai tay buông thõng xuống. Sự thất vọng đến cùng cực xen lẫn cả sự đau khổ và chua chát. Trong những ngày tiếp theo người cha tội nghiệp đó càng gần gũi thì con càng xa lánh. Nó không muốn đến gần cha mình vì vết sẹo dữ dằn trên khuôn mặt không giống với cha ở trong bức ảnh, cũng phần vì xa cách quá lâu nên đứa bé không thể tiếp nhận tình yêu thương của cha.

Mọi việc trở nên đỉnh điểm khi ông Sáu ra tay đánh con chỉ vì con bé bướng quá. Phần cũng vì người cha sốt sắng vì sắp phải về đơn vị. Ông không biết rằng bao lâu nữa mình mới được về thăm con. Sự nóng lòng cùng với sự đau khổ đã khiến người cha lỡ tay đánh con mình. Nhưng sau đó là một sự hối hận đến tột cùng. Ông ước mình giá như đừng đánh con, đừng trách móc nó vì sâu thăm thẳm trong mình ông vẫn nghĩ rằng vì con mình còn quá nhỏ chưa đủ nhận thức mọi chuyện.

Tưởng rằng sự tuyệt vọng ấy sẽ theo ông vào chiến trường thì đến khi ông chuẩn bị lên đường vẫy tay chào “Ba đi nghe con”. Thì tình phụ tử trong bé Thu trỗi dậy. Nó chạy ào vào khóc nức nở trong vòng tay cha. Rồi níu chặt chân không cho ba đi, muốn ba ở bên nó lâu hơn. Giây phút này người đọc thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng niềm mong ước đó của ông Sáu đã thành sự thật cũng thật mừng vì cuối cùng bé Thu đã kịp nhận cha. Thế mới thấy được tình cảm gia đình trong chiến tranh có sức mạnh lớn lao thế nào. Nó đủ lay động trái tim sắt đá của người lính cộng sản kiên trung bất khuất. Và nó trở thành động lực lớn lao để những người lính đó chiến thắng mọi thế  lực bạo tàn.

Trở về chiến khu tình yêu thương con, sự hối hận vì lỡ ra tay đánh con được ông Sáu gửi gắm trọn vẹn vào chiếc lược ngà ông tỉ mỉ dành tặng con. Mỗi lần nhớ con người cha ấy lại đem chiếc lược ra ngắm rồi chải vào tóc cho lược thêm bóng. Sâu trong tâm trí ông vẫn mong mỏi một ngày hòa bình lặp lại, cha con ông sẽ được đoàn tụ trong mái nhà xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng hiện thực chiến tranh khốc liệt đã cướp đi mong mỏi bình dị ấy. Trong một trận càn của địch anh Sáu hi sinh. Và trước khi nhắm mắt người cha ấy vẫn gắng sức gửi lại người đồng đội chiếc lược ngà với hi vọng nó đến tay đứa con gái ông rất mực yêu thương. Dường như lúc bấy giờ chỉ có tình cảm cha con là bất diệt đủ sức để chống lại mọi khó khăn và đau thương.

Tình cảm cha con trong chiến tranh của ông Sáu và bé Thu cũng chỉ là một trong vô số những hoàn cảnh éo le ngặt nghèo khác. Thế nhưng nó chính là đại diện tiêu biểu nhất cho tình người trong kháng chiến. Bom đạn chiến tranh có thể giết chết con người nhưng không thể giết chết niềm tin và tình người của nó.

Câu chuyện kết thúc thế nhưng nó để lại cho độc giả nhiều những xúc cảm mãnh liệt. Nó không chỉ là một câu chuyện về chiến tranh mà hơn cả đó là tình người, tình cảm gia đình trong kháng chiến. Nó đủ sức để chống lại tất cả những hoàn cảnh cam go và ác liệt nhất.

 => Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

1.Mở bài

- Giới thiệu kho tàng văn học Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm nhất vẫn là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

- Đó không phải là câu chuyện về chiến tranh mà còn tình người trong kháng chiến ngợi ca tình yêu thương gia đình có sức mạnh vĩ đại…

2.Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ông đi vào khám phá một khía cạnh khác của chiến tranh không khắc họa nỗi đau mất nước mà đi vào tình cảm gia đình…

b. Tóm tắt cốt truyện Chiếc lược ngà

  • Ông Sáu đi kháng chiến ngày bé Thu còn bé đến khi về quê thì bé Thu đã tám tuổi.
  • Đứa trẻ không chịu nhận cha vì quá khác so với bức ảnh nó đang giữ.
  • Người cha đau khổ dằn vặt và ngày cuối cùng ông trót ra tay đánh con.
  • Đến giờ phút cuối ông chào từ biệt mọi người quay lại chiến trường thì đứa trẻ nhận cha. Hai cha con ôm nhau khóc nức nở nó nhất quyết không cho cha đi nữa.
  • Ông Sáu hứa tặng con một chiếc lược nó mới đồng ý.
  • Về chiến khu người cha dồn tâm huyết làm chiếc lược ngà tặng con mỗi lần nhớ con lại mang ra ngắm….
  • Trong một trận càn ông hi sinh. Trước khi mất ông gửi lại chiếc lược cho đồng đội nhờ gửi cho con.

 c. Bức tranh tình cảm gia đình thời chiến

Ngợi ca tình cảm gia đình, tình cha con mãnh liệt trong thời chiến. Đồng thời phê phán chiến tranh ác liệt chia lìa con người.

3. Kết bài

Ngợi ca tình cảm cha con đồng thời khẳng định Chiếc lược ngà là một thiên truyện độc đáo để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Chiếc lược ngà,suy nghĩ về tác phẩm
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh chị đã học mà đến nay vẫn thể nào quên (Ví dụ: Chuyện Người con gái Nam Xương, Chiếc lược Ngà, Bố của Xi- mông) . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu 10. Phần trình bày do Hà Hoàng tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận