echo 12344444;die;

Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức

Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Sinh học 7 kết nối tri thức là chương mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  • Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực tự học: phát triển kĩ năng tự đọc và viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được.
  • Năng lực nhận thức sinh học: phát triển được kĩ năng trình bày khái niệm và vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: phát triển năng lực tư duy logic và nghiên cứu khoa học.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Theo em, những thay đổi này được giải thích như thế nào?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Khi vận động (chạy), các khối cơ bắp tăng cường chuyển hóa tạo năng lượng co cơ kèm theo sinh ra nhiệt, khiến cho cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều. Để loại bỏ nhiệt độ bổ sung này, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi, nhằm giúp cơ thể hạ nhiệt. Mồ hôi bao gồm các chất điện giải (như natri) và nước. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy.

- GV dẫn dắt vào bài học: Hiện tượng Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy có liên quan đến sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Để nắm được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; nắm được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.99 và trả lời câu hỏi:

+ Trao đổi chất là gì?

+ Chuyển hóa năng lượng là gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy nêu ví dụ về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- GV trình chiếu và lấy thêm ví dụ cho HS về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

+ Trao đổi chất: Rễ cây hấp thụ nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác từ lòng đất. Chúng được vận chuyển qua một số ống dẫn có trong thân cây. Khi đến lá, nước kết hợp với carbon dioxide, diệp lục và năng lượng hóa học. Theo cách này, quá trình quang hợp xảy ra và carbohydrate (cần thiết cho hoạt động của cây) và oxy (được giải phóng) được tạo ra.

+ Chuyển hóa năng lượng:

·        Năng lượng hóa học trong than được chuyển hóa thành nhiệt năng trong khí thải của quá trình đốt cháy.

·        Cơ năng của dòng nước chảy biến thành điện năng của dòng điện trong các nhà máy thuỷ điện.

- GV lưu ý HS:

+ Quá trình  tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp gọi là đồng hóa.

+ Quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và tạo ra năng lượng gọi là dị hóa.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

- Trao đổi chất là quá trình sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

+ Từ quang năng thành hóa năng.

+ Từ hóa năng thành cơ năng, nhiệt năng,…

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn với nhau.

SOẠN GIÁO ÁN SINH HỌC 6 KNTT CHI TIẾT:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được vai trò trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, yêu cầu HS quan sát Hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục II SGK tr 99, 100 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.

- GV yêu cầu HS Lấy thêm ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Hãy dự đoán các tình huống có thể xảy ra khi khi con người không được cung cấp đủ nước uống, không khí và thức ăn.

+ Giải thích thích hiện tượng lá cây héo khi bị tacsg ra khỏi thân cây.

- GV chốt lại: Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và truyển hóa năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì cơ thể sinh vật sẽ chết. Vì vậy, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.

- GV chốt lại nội dung bài học:

+ Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đối chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

+ Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng, cảm ứng, vận động.

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Tìm hiểu về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của:

+ Cây khoai tây: Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.

+ Con gà: Giúp cơ thể cảm ứng, vận động, sinh sản.

à Các chất hữu cơ được cơ thể tổng hợp trong quá trình trao đổi chất cung cấp nguyên liệu để xây dựng tế bào và cơ thể, giúp cơ thể lớn lên và sinh sản, tạo ra các cơ thể con; quá trình chuyển hóa năng lượng tạo ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể (cảm ứng và vận động).

- Các tình huống có thể xảy ra nếu con người :

+ Không được cung cấp đủ không khí: thiếu oxygen có thể dẫn tới tử vong.

+ Không cung cấp đủ nước: quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

+ Không đủ thức ăn: không có nguyên liệu kiến tạo cơ thể và năng lượng cho cơ thể hoạt động, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

- Lá cây khi bị tách ra khỏi thân cây là do nước vẫn tiếp tục thoát hơi qua lá nhưng lá không còn được bổ sung nguồn nước từ rễ nên có hiện tượng lá cây bị héo.

SOẠN GIÁO ÁN SINH 7 KNTT CHUẨN:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ 1 cho HS:

Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:

  1. Sự chuyển hóa của sinh vật.
  2. Sự biến đổi các chất.
  3. Sự trao đổi năng lượng.
  4. Sự sống của sinh vật.

Câu 2. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưở

SOẠN GIÁO ÁN SINH HỌC 8 KNTT MỚI:

ng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình:

  1. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
  2. Quá trình chuyển hóa năng lượng.
  3. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  4. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành các đoạn thông tin sau:

Câu 3.

  1. Chuyển hóa năng lượng là sự (1).... năng lượng từ dạng này sang dạng khác như từ (2)... thành hóa năng, từ hóa năng thành nhiệt năng,...Năng lượng thường được tích lũy trong (3)... nên sự trao đổi chất và chuyển hóa (4)... gắn liền với nhau, quá trình này được coi là một trong những đặc tính (5)...của sự sống.
  2. Trao đổi chất và chuyển hóa là (1)... đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là (2)....cơ thể. Nhờ trao đổi chất nên cơ thể tự đổi mới thông qua quá trình đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình (3)....các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Dị hóa là quá trình (4)... các chất phức tạp thành các chất đơn giản và tạo ra năng lượng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án D.

Câu 2. Đáp án C.

Câu 3.

  1. (1) biến đổi, (2) quang năng, (3) chất hữu cơ, (4) năng lượng, (5) cơ bản.
  2. (1) năng lượng, (2) cung cấp năng lượng và kiến tạo, (3) tổng hợp, (4) phân giải.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

Câu 1. Cho các yếu tố: thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể.

Câu 2. Cho các yếu tố: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, chất hữu cơ, nước. Xác định các yếu tố lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể thực vật. 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

Câu 1.

Đối với cơ thể người:

- Yếu tố lấy vào: thức ăn, oxygen.

- Yếu tố thải ra/giải phóng: carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải.

- Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, ATP.

Câu 2.

Đối với thực vật:

- Yếu tố lấy vào: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, nước.

- Yếu tố thải ra/giải phóng: oxygen, carbon dioxide, nước.

- Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, năng lượng, nước.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Từ khóa tìm kiếmgiáo án word lớp 7 sách mới, giáo án word âm nhạc lớp 7 kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án âm nhạc 7 sách kết nối tri thức , giáo án âm nhạc lớp 7 KNTT trọn bộ

Giáo án word môn sinh học 7 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Tiếng Việt, Toán mỗi môn phí: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Các môn còn lại phí mỗi môn: 250k/kì - 300k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án các môn khác

Giáo án word lớp 7 mới cánh diều

Giáo án Powerpoint lớp 7 mới cánh diều

Giáo án word 7 mới chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 7 mới chân trời sáng tạo

Giáo án word lớp 7 mới kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint lớp 7 mới kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay