echo 12344444;die;

Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều

Giáo án lịch sử 8 cánh diều. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. lịch sử 8 cánh diều là chương mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều
Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều
Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều
Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều
Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều
Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều
Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều
Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO ĐẠI VIỆT

TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
  • Năng lực nhận thức, tư duy lịch sử:
  • Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lập bảng thống kê và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động luyện tập, vận dụng về thành tựu của văn minh Đại Việt.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực, yêu nước, trân trọng các thành quả khai phá đất đai, mở rộng lãnh thổ của các thế hệ cha ông.
  • Có ý thức tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (cả biển đảo và đất liền).
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Hình ảnh SHS, hình ảnh sưu tầm liên quan đến kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến liên quan đến kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu một số hình ảnh về đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) thế kỉ XVI – XVIII để HS nhận biết và nêu hiểu biết về địa danh này.
  4. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) thế kỉ XVI – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.

    SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 CÁNH DIỀU CHI TIẾT:

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh:

  
  

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và cho biết:

+ Những hình ảnh em vừa quan sát nói đến địa danh nổi tiếng nào trong lịch sử?

+ Trình bày một số hiểu biết của em về địa danh này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách báo, internet,…để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về địa danh nổi tiếng trong lịch sử vừa được quan sát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về thông tin HS trình bày:

+ Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI, thời nhà Lê. Lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Hội An từ năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc.

+ Đầu thế kỷ XVII, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh, sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.

+ Thế kỷ XVIII, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng.

+ Đầu thế kỷ XX, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập năm 1976, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng. Chính nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, Hội An đã tránh được sự biến dạng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam. Tại kỳ họp lần thứ 23, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới. Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII. Vậy từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt ra sao? Sự chuyển biến về văn hóa và tôn giáo có những biểu hiện như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.1, 8.2, nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII (theo Phiếu học tập số 1).
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.1, 8.2 SHS tr.35, 36 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 1:

Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ

ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn các nhóm khai thác một số nội dung thảo luận về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:

+ Về nông nghiệp:

·      Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Ngoài lại như vậy?

·      Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Trong lại như vậy?

+ Về thủ công nghiệp: Trình bày tình hình thủ công nghiệp của Đại Việt trong trong các thế kỉ XVI – XVIII và nêu nhận xét.

+ Về thương nghiệp:

·      Tại sao trong thế kỉ XVII ở nước ta lại xuất hiện thêm một số đô thị? Kể tên một số đô thị lớn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong lúc bấy giờ.

·      Tình hình buôn bán với nước ngoài như thế nào?

- GV lưu ý các nhóm khai thác thêm tư liệu trong Đại Việt Sử ký toàn thư SHS tr.35, tìm hiểu thêm một số hình ảnh, thông tin, tư liệu có liên quan đến tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII để hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin SHS kết hợp sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu trên sách, báo, internet,...để hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận chung về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thể kỉ XVI – XVIII:

Kinh tế nước ta phát triển phồn thịnh với các đặc điểm chính sau:

+ Nông nghiệp đã thực thi nhiều chính sách mới, tuy nhiên  vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Thủ công nghiệp ngàng càng tăng tiến nhưng không thể chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên dưới hoạt động.

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐẠI VIỆT

TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

- Nông nghiệp Đàng Ngoài:

+ Thế kỉ XVI – XVII: nông nghiệp bị tác động từ các cuộc xung đột, tuy nhiên kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển.

·      Khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác.

·      Đắp đê.

+ Thế kỉ XVIII: nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.

·      Ruộng đất bị bỏ hoang.

·      Vỡ đê.

·      Mất mùa.

è Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nhân dân đói khổ.

- Nông nghiệp Đàng Trong: Chính quyền chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách sản xuất nông nghiệp.

+ Kai hoang lập làng xóm mới.

+ Diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.

à Kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

- Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì, phát triển, có nhiều làng nghề với sản phẩm nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Đông),…

- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước: mỏ bạc Tuyên Quang, mỏ thiếc Cao Bằng,…

- Hoạt động trao đổi buôn bán mở rộng trong cả nước.

- Chợ, phố xá hình thành.

- Xuất hiện thêm một số đô thị: Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế),…

- Thế kỉ XVII: thương nhân châu Á, châu Âu đến buôn bán, lập thương điếm (sản phẩm có len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm,…)

-  Thế kỉ XVIII: hoạt động buôn bán, trao đổi với các nước phương Tây sa sút, chủ yêu buôn bán với thương nhân Trung Quốc, Đông Nam Á.

SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU CHUẨN:

Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài

của Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII

  

Gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

Lụa La Khê (Hà Đông)

  

Phố Hiến (Hưng Yên)

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu những chuyển biến về văn hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.3 SHS tr.36, 37, mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (theo Phiếu học tập số 2).
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.3 SHS tr.36, 37 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 2:

Mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA

ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

 

Chữ viết

 

Văn học

 

Nghệ thuật

 

 

- GV hướng dẫn các nhóm khai thác một số nội dung thảo luận về những chuyển biến của văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:

+ Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:

·      Thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta tồn tại những tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng nào? Các hình thức sinh hoạt văn hóa này có tác dụng gì?

·      Các tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng nào hiện nay vẫn đang được duy trì?

+ Về chữ viết:

·      Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Ai là người có công lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ?

·      Vì sao chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến nay?

+ Văn học: Trình bày sự phát triển của nền văn học nước ta trong các giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVII và đầu thế kỉ XVIII.

+ Nghệ thuật: Trình bày những nét chính về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật dân gian nước ta trong các giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVIII.

- GV lưu ý các nhóm khai thác thêm tư liệu về việc sử dụng dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt SHS tr.37, tìm hiểu thêm một số hình ảnh, thông tin, tư liệu có liên quan đến những chuyển biến về văn hóa của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin SHS kết hợp sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu trên sách, báo, internet,...để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày những chuyển biến về văn hóa của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức Phiếu học tập số 2.

- GV kết luận chung về những chuyển biến của văn hóa Đại Việt trong các thể kỉ XVI – XVIII.

2. Tìm hiểu những chuyển biến về văn hóa

Kết quả Phiếu học tập số 2: Đính kèm bên dưới hoạt động.

 

SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU MỚI KHÁC:

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

 

 

 

 

Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Tử tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo: tiếp tục được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử.

+ Phật giáo và Đạo giáo: từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng: chùa Tây Phương, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,…

+ Thiên chúa giáo: Thế kỉ XVI, Thiên chúa giáo được truyền bá vào Đại Việt từ thuyên buôn của giáo sĩ phương Tây. Thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động này ngày càng được gia tăng. Hoạt động của Đạo thiên chúa nhiều lần bị cấm do không hợp với cách cai trị của chúa Trịnh – Nguyễn nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

- Tín ngưỡng: tín ngưỡng và lễ hội truyền thống được duy trì, thắt chặt tình đoàn kết làng xóm, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

 

 

Chữ viết

- Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây (tiêu biểu là A-lếch-xăng đờ Rốt) đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm lại tiếng Việt à chữ Quốc ngữ ra đời.

- Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học dễ phổ biến. Lúc đầu chỉ được dùng để truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ viết chính thức của nước ta đến ngày nay.

 

 

Văn học

- Văn học chữ Hán: tiếp tục chiếm ưu thế.

- Văn học chữ Nôm: phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại thơ, truyện,…(Bạch Vân quốc âm thi tập – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tư Dung vãn – Đào Duy Từ,….).

- Văn học dân gian: phát triển rực rỡ, phong phú với nhiều thể loại: truyện Nôm, thơ lục bát, thơ song thất lục bát.

 

 

Nghệ thuật

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.

- Nghệ thuật sân khấu: phong phú với các loại hình tuồng, chèo, hát ả đào, múa đèn, ảo thuật,…

- Nghệ thuật dân gian: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,…

 

  

Chùa Tây Phương

Chùa Thiên Mụ

  

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng

Tín ngưỡng thờ Mẫu

  

Bạch Vân quốc ngữ thi tập

Nhị Độ Mai

  

Nghệ thuật điêu khắc gỗ trong đình, chùa

  

Tranh Đông Hồ

Tranh Hàng Trống

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  3. Nội dung:

- GV trình chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm; HS vận dụng kiến thức đã học về kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII trả lời nhanh câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập 1 – phần Luyện tập SHS tr.37.

  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. Các đội thi đua nhau trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được trình chiếu trên bảng lớp. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng.

- GV lần lượt trình chiếu từng câu hỏi:

Câu 1: Từ thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử?

  1. Đạo giáo.
  2. Phật giáo.
  3. Ki-tô giáo.
  4. Nho giáo.

Câu 2: Người có công lớn nhất trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ là:

  1. Alexandre de Rhôdes.
  2. Chúa Nguyễn.
  3. Chúa Trịnh.
  4. Vua Lê.

Câu 3: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện các đô thị ở nước ta trong thế kỉ XVII?

  1. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
  2. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trên cả nước.
  3. Chính sách ưu tiên phát triển thương nghiệp của nhà nước
  4. Vị trí địa lý của Việt Nam.

Câu 4: Tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong thế kỉ XVI – XVIII có đặc điểm gì?

  1. Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.
  2. Ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê.
  3. Diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô toàn quốc.
  4. Bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột.

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tình hình thương nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Xuất hiện thêm một số đô thị.
  2. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương,…
  3. Trong thế kỉ XVII, thương nhân châu Á, châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm.
  4. Đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Câu 6: Thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá:

  1. Thiên chúa giáo.
  2. Phật giáo.
  3. Đạo giáo.
  4. Nho giáo.

Câu 7: Nhị Độ Mai là tác phẩm văn học thuộc thể loại:

  1. Văn học chữ Hán.
  2. Truyện Nôm.
  3. Thơ lục bát.
  4. Thơ song thất lục bát.

Câu 8: Bức tranh dưới đây thuộc dòng tranh nào?

  1. Tranh Đông Hồ.
  2. Tranh Hàng Trống.
  3. Trang Làng Sình.
  4. Tranh Kim Hoàng.

Câu 9: Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới vào:

  1. Năm 1993.
  2. Năm 1995.
  3. Năm 1997.
  4. Năm 1999.

Câu 10: Nông nghiệp Đàng Ngoài bị sa sút nghiệm trọng vào:

  1. Giữa thế kỉ XVI.
  2. Đầu thế kỉ XVII.
  3. Đầu thế kỉ XVIII.
  4. Cuối thế kỉ XVI.

Câu 11: Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân:

  1. Bồ Đào Nha và Hà Lan.
  2. Trung Quốc và Nhật Bản.
  3. Ấn Độ.
  4. Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các đội suy nghĩ nhanh, dựa vào kiến thức đã học để đưa ra đáp án.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các đội xung phong đưa ra đáp án.

- GV mời các đội nhận xét câu trả lời của đội bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án và tuyên bố đội thắng cuộc.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Đáp án

D

A

A

C

D

A

B

A

D

C

D

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SHS tr.37

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập vào vở: Lập bảng thống kê những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vân dụng kiến thức đã học về tình hình kinh tế và những chuyển biến về văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII, hoàn thành bài tập vào vở.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về tình hình kinh tế và chuyển biến về văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo bảng thống kế.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

BẢNG THỐNG KÊ NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA

ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

 

 

 

 

Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp Đàng Ngoài:

·      Thế kỉ XVI – XVII: nông nghiệp bị tác động từ các cuộc xung đột, tuy nhiên kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển.

·      Thế kỉ XVIII: nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nhân dân đói khổ.

+ Nông nghiệp Đàng Trong: Chính quyền chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách sản xuất nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

- Thủ công nghiệp:  

+ Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì, phát triển, có nhiều làng nghề với sản phẩm nổi tiếng.

+ Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước.

- Thương nghiệp:

+ Hoạt động trao đổi buôn bán mở rộng trong cả nước.

- Chợ, phố xá hình thành. Xuất hiện thêm một số đô thị.

- Thương nhân châu Á, châu Âu đến buôn bán, lập thương điếm. Từ thế kỉ XVIII, hoạt động buôn bán, trao đổi chủ yếu với thương nhân Trung Quốc, Đông Nam Á.

 

 

 

 

 

Văn hóa

 

 

 

- Tử tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo: tiếp tục được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử.

+ Phật giáo và Đạo giáo: từng bước phục hồi và phát triển.

+ Thiên chúa giáo: Thế kỉ XVI, Thiên chúa giáo được truyền bá vào Đại Việt từ thuyên buôn của giáo sĩ phương Tây.

- Tín ngưỡng: tín ngưỡng và lễ hội truyền thống được duy trì.

- Chữ viết: Thế kỉ XVII, giáo sĩ phương Tây (tiêu biểu là A-lếch-xăng đờ Rốt) đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm lại tiếng Việt, chữ Quốc ngữ ra đời.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán: tiếp tục chiếm ưu thế.

+ Văn học chữ Nôm: phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại thơ, truyện,…

+ Văn học dân gian: phát triển rực rỡ, phong phú với nhiều thể loại.

 

 

 

 

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức đã học.

- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2, 3 phần Vận dụng SHS tr.37.
Từ khóa tìm kiếmgiáo án word lớp 8 sách mới, giáo án word lớp lịch sử 8 cánh diều với cuộc sống, giáo án lịch sử 8 sách cánh diều , giáo án lịch sử lớp 8 Cánh diều trọn bộ

Giáo án word môn lịch sử 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Khi đặt: nhận đủ giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 15/12: bàn giao đủ cả năm

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận đủ giáo án kì 1
  • 30/11: bàn giao 1/2 kì 2
  • 30/01: bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với môn Toán, Ngữ văn:

  • Word: 350k/ kì/ mỗi môn - 400k/ cả năm/ mỗi môn
  • Powerpoint: 450k/ kì/ mỗi môn - 500k/ cả năm/ mỗi môn
  • Word +Powerpoint: 600k/ kì/ mỗi môn - 700k/ cả năm/ mỗi môn

Với các môn còn lại:

  • Word: 300k/ kì/ mỗi môn - 350k/ cả năm/ mỗi môn
  • Powerpoint: 400k/ kì/mỗi môn - 450k/ cả năm/ mỗi môn
  • Word +Powerpoint: 500k/ kì/ mỗi môn - 600k/ cả năm/ mỗi môn

=> Khi đặt: tặng kèm luôn mẫu đề kiểm  tra ma trận+ 5 phiếu trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem thêm giáo án các môn khác

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay