echo 12344444;die;

Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo

Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo chương trình mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM SỐNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
  • Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Biết cách nhận diện và phát huy điểm mạnh của bản thân, hạn chế điểm yếu.
  • Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
  • GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen nội dung học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hiện, nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho cả lớp cùng vận động theo bản nhạc yêu thích.

- GV chia sẻ với HS: Quan điểm của cô là học tập tốt thì phải khỏe mạnh và luôn trong trạng thái vui vẻ. Đó là lí do vì sao cô trò mình thực hiện bài vận động vừa rồi. Các em thấy thế nào?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV giới thiệu về quan điểm sống và ý nghĩa của quan điểm sống: Quan điểm sống được hình thành, điều chỉnh và thay đổi trong quá trình sống. Quan điểm sống chi phối suy nghĩ, hành động và ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách cá nhân. Quan điểm sống tích cực có được dựa trên sự tư duy tích cực, sự hiểu biết đúng đắn và sự rèn luyện chăm chỉ mà có.

- GV dẫn dắt vào bài học: Như vậy, quan điểm sống có ảnh hưởng rất lớn đến thành công và chất lượng sống của chúng ta. Để chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân, biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân, chúng ta cùng đi vào chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống.

SOẠN GIÁO ÁN HĐTN 10 CTST CHI TIẾT:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được quan điểm sống của cá nhân và hiểu được thế nào là quan điểm sống.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi và thực hành hát.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan điểm sống là gì?

- GV hướng dẫn HS: Quan điểm sống cá nhân thể hiện ở

- GV kết luận:

Như vậy, quan điểm sống thể hiện mối quan hệ giữa cách mà chúng ta suy nghĩ với hành vi, ứng xử của chính mình.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một mệnh đề và đưa ra ý kiến của nhóm mình về mệnh đề đó:

+ Nhóm 1 phụ trách nội dung trình bày: Tôi tự nhủ với bản thân rằng cần phải sống chân thực, đơn giản. Muốn sống đơn giản thì cần trung thực.

+ Nhóm 2 phụ trách nội dung trình bày: Im lặng khi giận dữ, không hứa lúc vui vẻ, tôi luôn tâm niệm điều này để tránh phạm sai lầm.

+ Nhóm 3 phụ trách nội dung trình bày: Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân. Thành công sẽ luôn đến với những người luôn cố gắng.

+ Nhóm 4 phụ trách nội dung trình bày: Không có áp lực, không có kim cương, vậy nên tôi luôn thấy ý nghĩa của những áp lực và không ngại đối mặt.

 

 

- GV phỏng vấn HS cả lớp: Em thích quan điểm nào nhất? Vì sao?

- GV tổ chức cho HS thi cuộc thi Ai có phát biểu ấn tượng nhất.

- GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị trong SBT, xem mình đã viết những quan điểm sống như thế nào.

- GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm bầu ra một lời phát biểu ấn tượng nhất.

- GV hướng dẫn HS, lấy ví dụ: Có công mài sắt, có ngày nên kim là kim chỉ nam trong cuộc sống của tôi nên tôi luôn:

+ Không ngừng cố gắng.

+  Sẵn sàng đón nhận thử thách, không than phiền.

+ Chăm chỉ, nghị lực, theo đuổi mục tiêu.

+ Tập trung cao độ cho công việc trong thời gian quy định.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân

Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống

Quan điểm sống là cách nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá bản thân về các mối quan hệ; về việc học tập; về lao động nghề nghiệp; về tự nhiên, cộng đồng xã hội,…và các sự vật, hiện tượng khác trong cuộc sống được thể hiện qua phát ngôn, hành động và cách ứng xử trong cuộc sống.

 

 

Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn

HS trình bày quan điểm theo nhóm mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó

HS nêu quan điểm sống và những biểu hiện của quan điểm sống mà em đánh giá cao.

Hoạt động 2: Xác định đặc điểm tính cách của bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết nhìn nhận và phát triển tính cách tốt đẹp.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích cho HS: Tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân được thể hiện thông qua hệ thống hành vi tương ứng.

Ví dụ: dịu dàng được thể hiện qua thái độ và hành vi luôn nhẹ nhàng.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Lựa chọn và sắp xếp những từ ngữ thể hiện nét tính cách của em theo mối quan hệ phù hợp.

- GV hướng dẫn HS: Những từ ngữ thể hiện nét tính cách thể hiện trong các mối quan hệ với người khác, với công việc, với bản thân, với tài sản,… :

- GV chốt lại: Ai có tính cách được nhiều người thích sẽ có nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

- GV yêu cầu HS: Chỉ ra những nét tính cách của bản thân mà em có thể tự hào và nét tính cách mà em thấy cần phải điều chỉnh.

- GV đưa ra quan điểm của mình khi nhi nhìn nhận về tính cách của HS, động viên các em luôn hoàn thiện tính cách để trở nên thú vị hơn với chính bản thân mình và những người xung quanh.

- GV chốt: Khi ta thể hiện cách nhìn nhận, sự lựa chọn của mình đối với các tính cách, đó cũng chính là thể hiện quan điểm của mình về tính cách con người mà mình thích hoặc không thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Xác định đặc điểm tính cách của bản thân

Lựa chọn và sắp xếp những từ thể hiện nét tính cách của em theo mối quan hệ phù hợp

Những từ ngữ thể hiện nét tính cách của em theo mối quan hệ phù hợp.

- Mối quan hệ với người khác: cởi mở, tinh tế,...

- Mối quan hệ công việc: chăm chỉ, thiếu cẩn thận,...

- Mối quan hệ với bản thân: lạc quan, vui vẻ,...

- Mối quan hệ với tài sản: tiết kiệm, lãng phí,...

 

Chỉ ra những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em

HS nêu những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em.

 

 SOẠN GIÁO ÁN HĐTN 11 CTST ĐẦY ĐỦ:

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tư duy phản biện

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những biểu hiện của người có tư duy phản biện, từ đó biết cách để tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích cho HS: Tư duy phản biện là quá trình phân tích, đánh giá sự vật và hiện tượng một cách rõ ràng, logic, khách quan với đầy đủ bằng chứng theo cách cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của thông tin.

- GV yêu cầu HS đọc gợi ý Một số biểu hiện của người có tư duy phản biện SGK tr.19

- GV yêu cầu HS nói lại theo ý hiểu của mình về 6 biểu hiện của người có tư duy phản biện :

- GV khảo sát biểu hiện tư duy của cả lớp bằng cách đưa ra từng biểu hiện, ai có biểu hiện này thì giơ tay.

- GV mời đại diện nhóm giơ tay mô tả cụ thể một biểu hiện nào đó của bản thân; mời đại diện không giơ tay và yêu cầu trả lời câu hỏi: Tại sao em cho rằng mình chưa có biểu hiện này?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS: Thảo luận về các tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

- GV hướng dẫn HS:

Cách tư duy phản biện

Gợi ý

1. Tự đặt các câu hỏi để xác định thông tin và nhận định khách quan về vấn đề.

- Tôi đã biết gì về thông tin này? Tôi muốn biết gì thêm và để chứng minh điều gì?

- Thông tin này có từ đâu, có đáng tin cậy? Tại sao người ta lại nói với mình thông tin này?

- Nếu có A thì có B, nhưng nếu có A mà không có B thì sẽ như thế nào?

2. Suy nghĩ thấu đáo, chính xác, xác minh thông tin trước khi chấp nhận ý kiến của người khác.

- Không vội đồng ý hay phản đối ý kiến của người khác khi mình chưa kiểm tra thông tin, chưa suy nghĩ và phân tích vấn đề thấu đáo.

- Đưa ra ý kiến để trao đổi, chia sẻ và phản biện lại ý kiến của người khác khi đã suy nghĩ thấu đáo.

- Đưa ra ý kiến để trao đổi, chia sẻ và phản biện lại ý kiến của người khác khi đã suy nghĩ thấu đáo.

3. Trả lời các câu hỏi, trình bày quan điểm dựa trên bằng chứng, minh chứng hợp lí.

- Tìm và đối chiếu bằng chứng từ các nguồn thông tin đáng tin cậy.

- Trình bày mạch lạc, lập luận logic.

- GV đưa ra một số vấn đề để HS tập thể hiện tư duy phản biện:

Ví dụ: Bạn A nghe thấy mấy bạn trong lớp nói mình rằng bạn thân của A là C dạo này toàn nói xấu A với các bạn khác. Đóng vai A là người có tư duy phản biện, em sẽ ứng xử với việc này như thế nào ?

- GV hướng dẫn HS chia sẻ trong nhóm về cách mỗi cá nhân thường phản biện với những vấn đề khác nhau.

- GV yêu cầu HS rút ra những kinh nghiệm khi  phản biện trong đánh giá sự vật, hiện tượng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu cách tư duy phản biện

HS nói lại theo ý hiểu của mình về 6 biểu hiện của người có tư duy phản biện:

+ Trao đổi dễ dàng với người khác có quan điểm khác với mình.

+ Kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

+ Thường đặt nhiều câu hỏi.

+ Luôn học hỏi cái mới và tìm hiểu sâu vấn đề.

+ Không bảo thủ.

+ Tìm kiếm các phương án khác nhau cho vấn đề.

 

 

Thảo luận về các tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng

HS thảo luận về các tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng theo sự hướng dẫn của GV.

 

 

 

Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống

HS Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống theo nhóm.

 

 SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (RÈN LUYỆN KĨ NĂNG)

Hoạt động 4: Rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được không dễ dàng chấp nhận những thông tin có được mà cần có sự cân nhắc, suy xét trước khi đưa ra chính kiến của mình.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS: Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện.

- GV và HS cùng trao đổi để hiểu rõ từng bước tranh biện.

- GV chia lớp thành hai đội: Đội bảo vệ quan điểm (FOR) và Đội chống lại quan điểm (AGAINST). Thảo luận về quan điểm:

Học quan điểm là con đường tốt nhất để vào đời

 

- GV yêu cầu HS: Hai đội chuẩn bị cho lập luận cũng như câu hỏi phản biện cho nhóm bạn; lựa chọn thứ tự người phát ngôn; chiến lược tranh biện.

- GV tuyên bố quy định của tranh biện: Từng đội phát biểu sau khi có sự điều khiển của người tổ chức; khi phát ngôn không được phủ định ý kiến của đội bạn; kiểm soát cảm xúc khi nói.

- GV mời một đội phát ngôn trước, sau đó mời đội phản biện, cứ thế các thành viên của hai đội đều phải tham gia phản biện.

- GV đổi lại vai của hai đội, yêu cầu hai đội không lặp lại những lập luận của đội trước đã đưa ra.

- GV cho HS bầu ra những bạn mà mình cho là đã “cứu đội nhà”; những bạn luôn giữ được bình tĩnh khi tranh luận; những bạn khéo léo trong dàn xếp, xoa dịu.

- GV yêu cầu HS  viết vào SBT những ý kiến của GV về cá nhân và lớp.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo các nhóm 5-6 HS.

- GV mời 2 cặp HS lên bảng để thể hiện sự trao đổi quan điểm: Một người phát biểu thông, một người đặt câu hỏi.

- GV hỏi đáp cùng cả lớp về sự thay đổi của cá nhân trong quá trình rèn luyện.

- GV nhắc lại ý nghĩa của tư duy phản biện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến tranh biện.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời lần lượt từng đội đưa ra ý kiến tranh biện

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện

Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện

HS thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện theo 6 bước:

- Bước 1: tìm hiểu chủ đề tranh biện.

- Bước 2: xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng.

- Bước 3: xây dựng chiến lược tranh biện.

- Bước 4: thuyết trình.

- Bước 5: phân tích câu hỏi chất vấn, lật ngược vấn đề, phản biện vấn đề.

- Bước 6: trả lời câu hỏi chất vấn.

 

Thực hành tranh biện về nhận định dựa vào các bước hướng dẫn

Chuẩn bị cho tranh biện

HS chuẩn bị cho tranh biện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

Tổ chức tranh biện

Các thành viên của hai đội lần lượt tranh biệt theo chủ đề Học quan điểm là con đường tốt nhất để vào đời.

 

 

Đánh giá kĩ năng tranh biện

HS bầu chọn những bạn theo tiêu chí được đưa ra.

 

Chia sẻ về những tình huống rèn luyện tư duy phản biện

HS chia sẻ về những tình huống rèn luyện tư duy phản biện theo sự hướng dẫn của GV.

Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện

HS cùng GV chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện.

 

Hoạt động 5: Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện các biện pháp tư duy tích cực, góp phần xây dựng quan điểm sống tích cực.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc và phân tích tình huống trong SGK tr.21:

- GV hướng dẫn HS:

+ Tư duy tích cực là một thái độ sống, quan điểm sống đúng hơn là phương thức suy nghĩ, có nghĩa là tư duy tích cực không phải tìm ra cái đúng hay cái sai mà tư duy tích cực là làm gì và làm thế nào để mọi người hạnh phúc và tiến bộ từ cách suy nghĩ tích cực của tất cả chúng ta.

+ Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong các tình huống cần:

- GV hướng dẫn HS đọc và phân tích ví dụ SGK tr.22

 

 

- GV cho HS đóng vai để thể hiện tư duy tích cực trong tình huống.

- GV nhấn mạnh: Cùng một sự vật, hiện tượng, cách nhìn của chúng ta quyết định nó như thế nào. Việc lựa chọn cách nhìn tích cực giúp cá nhân và mọi người sống vui vẻ và hạnh phúc.

- GV mời 1 số HS chia sẻ những TH HS tự điều chỉnh tư duy tích cực trong cuộc sống.

- GV yêu cầu mỗi HS viết vào mảnh giấy một suy nghĩ tích cực về bản thân mà minh muốn mọi người biết, một thất vọng về chính bản thân mình.

- GV định hướng: Với những điều tích cực về bản thân, các em hãy giữ niềm tin và cố gắng rèn luyện để phát huy tốt hơn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ai muốn thay đổi những điều minh còn thất vọng về bản thân thì giơ tay.

- GV nói: Điều này rất quan trọng. Đầu tiên chúng ta phải thực sự muốn thay đổi và hoàn thiện. Chỉ khi ta muốn thì mọi điều mới xoay chuyển.

- GV mời 1 HS với mong muốn thay đổi lên bảng. GV tìm hiểu nội dung chưa hài lòng của bản thân HS.

- GV phỏng vấn HS: Vậy chúng ta có cách suy nghĩ khác theo hướng tích cực về việc này của bạn như thế nào?

- GV yêu cầu cả lớp làm việc cá nhân:

+ Viết cách nhìn nhận tích cực về những nhược điểm của bản thân vào SBT.

+ Viết cách tư duy tích cực về người khác.

- GV chia lớp thành các nhóm yêu cầu  mỗi thành viên trong nhóm phát biểu những nhận xét tích cực về từng thành viên trong nhóm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời lần lượt các nhóm phát biểu.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

5. Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân

Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong các tình huống

- Tự điều chỉnh tư duy để trở nên tích cực nếu là:

+ Nhân vật nam: Cố gắng, tích cực, tự động viên mình cần rèn luyện tính tích cực thêm một khoảng thời gian nữa; tin tưởng vào chính mính sẽ làm được.

+ Nhân vật nữ: Vì mình có lỗi nên B vì muốn mình tốt hơn, sửa được lỗi nên đã nhắc mình. Cần phải cố gắng để lần sau không tại phạm nữa. Nên trân trọng tình bạn này.

 

 

 

Chia sẻ cách điều chỉnh tư duy

HS nêu những điều tích cực về bản thân và các bạn trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

Hoạt động 6: Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luôn rèn luyện bản thânm biết cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trao đổi về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

- GV hướng dẫn HS đọc gợi ý và ví dụ SGK tr.23

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm về việc thực hiện thành hành vi tích cực của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.

- GV ghi nhận sự cố gắng của HS và tiếp tục định hướng cho HS thực hiện các hành vi tích cực trong cuộc sống.

- GV cho HS chia sẻ theo nhóm.

- GV tổ chức cho HS làm bảng theo dõi rèn luyện quá trình để theo dõi kết quả tốt hơn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời lần lượt các nhóm phát biểu.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

6. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu

Trao đổi về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

HS chia sẻ về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân theo hướng dẫn của SGK.

 

 

 

Thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần dần những điểm chưa tích cực

HS chia sẻ theo nhóm về việc thực hiện thành hành vi tích cực của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.

Chia sẻ kết quả thực hiện  việc rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân trong cuộc sống hằng ngày

HS lập bảng theo dõi rèn luyện quá trình.

 

 

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (VẬN DỤNG – MỞ RỘNG)

Hoạt động 7: Thể hiện quan điểm sống tích cực

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xây dựng và thể hiện quan điểm sống tích cực.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng hành vi và việc làm cụ thể

- GV thực hiện hỏi đáp: Chúng ta thường thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề nào trong cuộc sống, và quan điểm đó như thế nào?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em gặp khó khăn, thuận lợi gì khi xây dựng các quan điểm sống của mình?

- GV cùng HS chia sẻ về ý nghĩa của các quan điểm sống tích cực đã ảnh hưởng tốt đến cuộc sống cá nhân và cộng đồng như thế nào.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những điều thu được sau hoạt động thể hiện quan điểm sống tích cực và ảnh hưởng của các quan điểm ấy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời lần lượt các nhóm phát biểu.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

7. Thể hiện quan điểm sống tích cực

Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng hành vi và việc làm cụ thể

HS thể hiện quan điểm sống theo bảng GV hướng dẫn.

 

 

 

Lan tỏa những điều tích cực tới người xung quanh

HS chia sẻ.

PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO

Hoạt động 8: Khảo sát kết quả hoạt động

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự ý thức đánh giá bản thân, sự tiến bộ về các kĩ năng liên quan đến chủ đề.
  2. Nội dung: HS đánh giá kết quả hoạt động.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cho các nhóm thảo luận về những thuận lợi và khó khăn thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.

- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm đánh giá về bạn theo các yêu cầu cần đạt của chủ đề. Thích điều gì nhất ở bạn và mong gì ở bạn để bạn tiến bộ hơn

 

 

 

- GV yêu cầu HS tự đánh giá với bảng nội dung trong SGK.

- GV tổng kết số liệu và ghi nhận sự cố gắng của HS,

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đánh giá kết quả.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 số HS đọc kết quả đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

8. Khảo sát kết quả hoạt động

Đánh giá đồng đẳng

HS tự đánh giá theo 3 mưc độ Tốt, Đạt, Chưa đạt.

 

 

Khảo sát kết quả tự đánh giá

HS tự đánh giá với bảng nội dung trong SGK.

 

 

 

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

 

Từ khóa tìm kiếmgiáo án hướng nghiệp 10, giáo án HĐTN 10 chân trời, giáo án hoạt động trải nghiệm 10 sách mới CTST, giáo án sách chân trời 10 hướng nghiệp

Giáo án word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Tiếng Việt, Toán mỗi môn phí: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Các môn còn lại phí mỗi môn: 250k/kì - 300k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án các môn khác

Giáo án word lớp 10 mới cánh diều

Giáo án Powerpoint 10 mới cánh diều

Giáo án word lớp 10 mới kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 10 mới kết nối tri thức

Giáo án word lớp 10 mới chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 10 mới chân trời sáng tạo

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay