echo 12344444;die;

Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều

Giáo án địa lí 8 cánh diều. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. địa lí 8 cánh diều là chương mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều
Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều
Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều
Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều
Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều
Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều
Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều
Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

BÀI 9: THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
  • Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
  • Phân tích được đặc điểm của đất fe-ra-lit và giá trị sử dụng đất fe-ra-lit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
  • Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
  • Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Biết cách sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố của các nhóm đất chính.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên đất.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ các nhóm đất chính ở Việt Nam.
  • Một số tranh ảnh/video về các loại đất, giá trị sử dụng các loại đất, hiện trạng thoái hóa đất, một số biện pháp chống thoái hóa đất,…
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế kể tên một số loại đất ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”.

- GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành hai nhóm và xếp thành hai hàng. Lần lượt từng bạn của hai nhóm sẽ liệt kê những loại đất có ở Việt Nam mà em biết hoặc đã tìm hiểu. Trong vòng 2p, nhóm nào kể được nhiều nhất và chính xác sẽ dành chiến thắng.

SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 6 CÁNH DIỀU CHI TIẾT:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Một số loại đất ở nước ta là: đất phù sa, đất feralit, đất thịt đen, đất đỏ bazan, đất đá ong, đất thịt pha cát, đất sét, đất cát, đất mặn, đất phèn, đất lầy, đất xám bạc màu, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất mùn cao trên núi,…

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Nước ta có nhiều loại đất khác nhau. Quá trình hình thành đất có liên quan đến nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu,… có vai trò quan trọng. Vậy thổ nhưỡng Việt Nam có đặc điểm và giá trị sử dụng như thế nào? Việc chống thoái hóa đất ở nước ta trở nên cấp thiết như thế nào? Để tìm hiểu về những điều dó, chúng ta cũng tìm hiểu bài hôm nayBài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.125, 126 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Vì sao thổ nhưỡng nước ta lại mang tính chất nhiệt đới gió mùa? Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta được thể hiện ở những đặc điểm nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục I – SGK tr.125, 126 và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 1 (đính kèm cuối mục): Em hãy tìm dẫn chứng chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Đặc điểm khí hậu

Ảnh hưởng

Kết quả

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1, GV tổng kết lại Phiếu bài tập: (đính kèm cuối mục)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 - SGK.125, 126, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Khí hậu nhiệt đới gió mùa + địa hình đồi núi dốc → rửa trôi các chất ba-zơ, tích tụ oxit sắt và nhôm → hình thành các loại đất feralit.

Đất feralit

- Chế độ mưa mùa → thúc đẩy quá trình xói mòn – rửa trôi ở vùng đồi núi → đất theo dòng chảy vận chuyển rồi lắng đọng và tích tụ → hình thành đất phù sa ở đồng bằng và ven sông suối.

Đất phù sa ở châu thổ sông Mê Công

- Ở vùng đồi núi, quá trình xói mòn – rửa trôi xảy ra ở khu vực đồi núi → đất thoái hóa nhanh.

- Ở khu vực chuyển tiếp giữa giò đồi và đồng bằng, quá trình đá ong hóa làm đất bị suy thoái.

Đá ong

- Ở đồng bằng, quá trình rửa trôi + canh tác chưa hợp lí → đất bị bạc màu.

Đất bạc màu

- Ở vùng trũng, nước bị ứ đọng → hình thành đất glây.

Đất glây

SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU CHUẨN:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Đặc điểm khí hậu

Ảnh hưởng

Kết quả

Khí hậu nhiệt đới gió mùa + địa hình đồi núi dốc

Quá trình rửa trôi các chất badơ và tích tụ oxit sắt, nhôm

Hình thành các loại đất feralit.

Chế độ mưa mùa

Quá trình xói mòn – rửa trôi được đẩy nhanh ở vùng đồi núi

Hình thành đất phù sa.

Quá trình xói mòn – rửa trôi ở đồi núi

Đất bị thoái hóa nhanh

 

Quá trình đá ong hóa ở khu vực chuyển tiếp

Đất bị suy thoái

Mất khả năng canh tác.

Quá trình rửa trôi + canh tác chưa hợp lí ở đồng bằng

Đất bị bạc màu.

 

Nước bị ứ đọng ở vùng trũng

Hình thành đất glây, khó cho việc sản xuất.

 

 

Hoạt động 2: Các nhóm đất chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS trình bày được đặc điểm phân bố của các nhóm đất chính.

- HS phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

- HS phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 9.1 – 9.6 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS biết đặc điểm của các nhóm đất chính.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1 – SGK tr.127 và thực hiện yêu cầu: Nước ta có mấy nhóm đất chính? Em hãy xác định nơi phân bố của mỗi nhóm đất trên bản đồ.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 2: Em hãy đọc thông tin mục II. 1, 2, quan sát các hình ảnh 9.1 – 9.6 và hoàn thành Phiếu bài tập số 2 (đính kèm cuối mục):

+ Nhóm 1: Tìm hiểu nhóm đất feralit.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu nhóm đất phù sa.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:………

Tìm hiểu về nhóm đất:……………

Đặc điểm

Phân bố

Giá trị sử dụng

 

 

 

- GV yêu cầu HS: Em hãy lấy ví dụ, kể tên các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.

- Sau khi HS trình bày Phiếu học tập của mỗi nhóm, GV tổng kết lại kiến thức: (đính kèm cuối mục)

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết – SGK tr.126 để hiểu Vì sao đất feralit chua và thường có màu đỏ vàng.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết – SGK tr.130 để hiểu Giá trị sử dụng của vùng đất phèn, mặn ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK mục 1, 2, quan sát Hình 9.1 – 9.6 – SGK tr.126-130, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nhóm đất mùn núi cao

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 9.1 – SGK tr.130 và trả lời: Em hãy đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 9.1 và cho biết nơi phân bố và đặc điểm của nhóm đất mùn núi cao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK mục 3 – SGK tr.130, quan sát Hình 9.1 – SGK tr.127 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Các nhóm đất chính

1. Nhóm đất feralit.

- Đặc điểm:

+ Màu sắc: đỏ vàng

+ Đặc tính: có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí, phụ thuộc vào thanfhn phần đá mẹ.

+ Đất feralit trên đá ba-dan và đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phù cao.

Đất feralit trên đá bazan.

Đất feralit trên đá vôi

- Phân bố:

+ Chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp.

+ Diện tích: chiếm 65% diện tích tự nhiên.

+ Phân bố:

Ÿ Đất feralit trên đá ba-dan: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Ÿ Đất feralit trên đá vôi: Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: trồng các loại

Ÿ Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, điều, chè,…

Ÿ Cây ăn quả: cam, nhãn, vải, na, sầu riêng,…

Ÿ Cây lương thức: ngô, khoai, sắn,…

Ÿ Hoa: hoa hướng dương,…

Đồi chè ở Mộc Châu

Trồng hoa hướng dương ở Nghệ An

+ Trong lâm nghiệp:

Ÿ Trồng rừng lấy gỗ: dổi, lát, keo,…

Ÿ Trồng các loại cây dược liệu: hồi, quế, sâm,…

Trồng keo ở Bắc Kạn

Rừng hồi ở Lạng Sơn

- Ở vùng đồi núi thấp, mô hình nông – lâm kết hợp phát triển với sự đan xen của các loại cây nông nghiệp và rừng.

Mô hình nông – lâm kết hợp Mắc-ca – Cà phê – Đỗ tương ở Sơn La

2. Nhóm đất phù sa.

- Đặc điểm:

+ Chủ yếu ở nơi địa hình thấp, trũng.

+ Đặc tính: tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng.

+ Đất phù sa sông: độ phì cao, khả năng giữ nước tốt.

+ Đất phù sa ven biển: độ mặn cao.

+ Đất phèn: chua.

+ Đất cát biển: nghèo dinh dưỡng.

+ Đất xám trên phù sa cổ: thoát nước tốt, dễ bị bạc màu.

- Phân bố:

+ Diện tích: chiếm 24% diện tích tự nhiên.

+ Phân bố:

Ÿ Đồng bằng sông Hồng: ngoài đê và trong đê.

Ÿ Đồng bằng sông Cửu Long:

üĐất phù sa: ven sông Tiền và sông Hậu.

ü Đất phèn: vùng trũng thấp: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.

ü Đất mặn: vùng ven biển.

Ÿ Đồng bằng duyên hải miền Trung:

ü Đất cát: vùng  ven biển.

ü Đất phù sa sông: ở đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: giá trị sử dụng khác nhau:

Ÿ Đồng bằng sông Hồng:

ü Đất phù sa: trồng cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,… và cây ăn quả: nhãn, vải, chuối,…

ü Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn: trồng cói, phát triển rừng ngập mặn,…

Ÿ Đồng bằng ven biển miền Trung: đất cát biển: trồng cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía,...

Ÿ Đồng bằng sông Cửu Long:

ü Đất phèn: trồng lúa, cây ăn quả.

ü Đất mặn: trồng các loại cây ngắn ngày và giống lúa đặc sản.

Đồng bằng sông Cửu Long

Trồng rừng trên đất phù sa ở Cà Mau

Trồng cói ở Kim Sơn (Ninh Bình)

Trồng mía ở Gia Lai

+ Trong thủy sản: phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản.

→ vừa đảm bảo môi trường sinh thái, vừa đem lại giá trị kinh tế cao.

Thu hoạch tôm càng xanh ở Cà Mau

Nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn ở Cà Mau

3. Nhóm đất mùn núi cao.

- Đặc điểm: giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.

Đất mùn núi cao

- Phân bố:

+ Chiếm 11% diện tích tự nhiên.

+ Chủ yếu ở vùng núi có độ cao 1600 – 1700m trở lên.

 

SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU MỚI KHÁC:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:………

Phân bố

Đất feralit

Đất phù sa

Đặc điểm

- Có màu đỏ vàng.

- Đặc tính: chua, nghèo mùn, thoáng khí.

- Đất feralit trên đá ba-dan và đá vôi: tầng đất dày, giàu mùn, ít chua, độ phì cao.

- Hình thành ở vùng thấp, trũng.

- Đặc tính: tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng.

Phân bố

- Chủ yếu ở địa hình đồi núi thấp.

- Diện tích: chiếm 65%

- Chủ yếu ở các vùng đồng bằng.

- Diện tích: chiếm 24%

Giá trị sử dụng

- Trong nông nghiệp: trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây lương thực và trồng hoa.

- Trong lâm nghiệp: trồng rừng lấy gỗ và trồng cây dược liệu.

- Mô hình nông – lâm kết hợp phát triển.

- Trong nông nghiệp:

+ Trồng lúa, cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm.

+ Trồng rừng ngập mặn và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

- Trong thủy sản: mô hình rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản phát triển.

 

Hoạt động 3: Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.138, 139, quan sát Hình 9.6, 9.7 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: biểu hiện của thoái hóa đất, nguyên nhân dẫn đến việc thoái hóa đất và biện pháp để chống thoái hóa đất.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục III, quan sát Hình 9.7, thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chứng minh tính cấp thiết của việc chống thoái hóa đất ở nước ta theo các gợi ý sau:

+ Nguyên nhân. (do tự nhiên, do con người).

+ Hiện trạng, biểu hiện của thoái hóa đất.

+ Hậu quả.

+ Biện pháp.

- GV cho HS quan sát video sau: https://vtv.vn/xa-hoi/nong-tinh-trang-dot-pha-rung-lam-nuong-ray-tai-kon-tum-20210513013325125.htm

- GV chiếu một số hình ảnh đất bị thoái hóa để HS quan sát:

Chặt phá rừng ở Bắc Giang

Đất bị sa mạc hóa

Nhiều diện tích lúa ở Đồng Tháp bị chết do đất nhiễm phèn.

Đất bị xói mòn, khô cằn ở Tây Nguyên

- GV cho HS quan sát video sau:

youtu.be/RtcDvHI3akQ

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết – SGK tr.131 để hiểu Chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi để sử dụng đất hiệu quả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK.130, 131, quan sát Hình 9.7, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm sử dụng sơ đồ đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

III. Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất

- Nguyên nhân:

+ Do tự nhiên:

Ÿ Địa hình: 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi.

Ÿ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa.

Ÿ Biến đổi khí hậu.

Ÿ Biến đổi khí hậu.

+ Do con người:

Ÿ Sử dụng đất chưa hợp lí.

Ÿ Tình trạng phá rừng.

Ÿ Canh tác nông nghiệp và các hoạt động sản xuất chưa hợp lí.

- Hiện trạng: trên 9 triệu ha đất bị thoái hóa.

+ Một số biểu hiện của thoái hóa đất:

Ÿ Đất vùng đồi núi: xói mòn, rửa trôi.

Ÿ Đất vùng ven biển: hoang mạc hóa

Ÿ Đất vùng đồng bằng: mặn hóa, phèn hóa.

- Hậu quả:

+ Làm suy giảm khả năng sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

+ Gây áp lực lớn việc sử dụng tài nguyên đất.

+ Ô nhiễm đất.

- Biện pháp:

+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng, tạo lớp phủ bảo vệ đất.

Trồng rừng phủ xanh đồi trọc

Bảo vệ rừng phòng hộ ở Lai Châu

+ Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi đất.

Canh tác ngô trên đất dốc ở Lai Châu

+ Thực hiện tốt việc sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là các vùng chuyên canh nông nghiệp, chống ô nhiễm đất.

Một cánh đồng mía xanh tốt được bón phân hữu cơ ở Biên Hòa (Đồng Nai)

+ Xây dựng các công trình thủy lợi để cung cấp nước ngọt thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô, khắc phục tình trạng đất bị khô hạn, mặn hóa, phèn hóa.

Gia cố công trình thủy lợi, đê điều ở Quảng Bình

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

...CÒN TIẾP

Từ khóa tìm kiếmgiáo án word lớp 8 sách mới, giáo án word lớp địa lí 8 cánh diều với cuộc sống, giáo án địa lí 8 sách cánh diều , giáo án địa lí lớp 8 Cánh diều trọn bộ

Giáo án word môn địa lí 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Khi đặt: nhận đủ giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 15/12: bàn giao đủ cả năm

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận đủ giáo án kì 1
  • 30/11: bàn giao 1/2 kì 2
  • 30/01: bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với môn Toán, Ngữ văn:

  • Word: 350k/ kì/ mỗi môn - 400k/ cả năm/ mỗi môn
  • Powerpoint: 450k/ kì/ mỗi môn - 500k/ cả năm/ mỗi môn
  • Word +Powerpoint: 600k/ kì/ mỗi môn - 700k/ cả năm/ mỗi môn

Với các môn còn lại:

  • Word: 300k/ kì/ mỗi môn - 350k/ cả năm/ mỗi môn
  • Powerpoint: 400k/ kì/mỗi môn - 450k/ cả năm/ mỗi môn
  • Word +Powerpoint: 500k/ kì/ mỗi môn - 600k/ cả năm/ mỗi môn

=> Khi đặt: tặng kèm luôn mẫu đề kiểm  tra ma trận+ 5 phiếu trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem thêm giáo án các môn khác

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay