echo 12344444;die;

Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo

Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Địa lí 10 chân trời sáng tạo chương trình mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 31: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP,

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG

VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày đươc quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp.
  • Nắm được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  • Phân tích được tác động của công nghiệp đối với môi trường, sự cần thiết phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo.
  • Nêu được định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân biệt được vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác internet trong học tập.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số khu công nghiệp lớn ở Việt Nam và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số khu công nghiệp ở Việt Nam mà em biết.

+ Kể tên khu công nghiệp ở địa phương em.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Tên một số KCN ở Việt Nam

+ Khu công nghiệp Becamex, Bình Phước.

+ Khu công nghiệp Tân Tạo, TP Hồ Chí Minh.

+ Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

+ Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội.

+ Khu công nghiệp Vsip, Hải Phòng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khu công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Việc tìm hiểu các tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng ngành công nghiệp phát triển trong tương lai sẽ giúp các quốc gia và vùng lãnh thổ có hướng sử dụng và khai thác các nguồn lực phát triển một cách hợp lí. Vậy, giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có gì khác nhau? Ngành công nghiệp tác động như thế nào đến môi trường? Định hướng phát triển ngành công nghiệp tương lai là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp.

SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CTST KHÁC:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I SGK tr.118 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Quan niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp: là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,...nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội - môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia đồng thời thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

+ Ở các nước đang phát triển, tổ chức lãnh thổ công nghiệp góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế, quốc tế.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày và phân biệt được vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hương dẫn HS quan sát, đọc Bảng 31 – Vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp SGK tr.119,

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của điểm công nghiệp.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của khu công nghiệp.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của trung tâm công nghiệp.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của vùng công nghiệp.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Điểm công nghiệp: thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên nước ta.

+ Khu công nghiệp: Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất ở Đông Nam Bộ (chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu), sau đó đến Đồng bằng sông Hồng (phần lớn ở Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung.

+ Trung tâm công nghiệp: Trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta, nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành. Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp (hoặc vào giá trị sản xuất công nghiệp), có thể chia thành các nhóm:

·        Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia (hoặc quy mô rất lớn và lớn): TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

·        Các trung tâm có ý nghĩa vùng (hoặc quy mô trung bình): Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...

·        Các trung tâm có ý nghĩa địa phương (hoặc quy mô nhỏ): Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...

- GV yêu cầu HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy cho biết:

+ 10 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm.

+ 5 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.

+ Giải thích tại sao TP HCM và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Vai trò:

·        Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.

·        Góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.

·        Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

·        Góp phần thực hiện CNH tại địa phương.

+ Đặc điểm:

·        Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất.

·        Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu.

·        Giữa các cơ sở sản xuất không có mối liên hệ với nhau.

- Khu công nghiêp:

+ Vai trò:

·        Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

·        Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.

·        Giải quyết viêc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

·        Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Đặc điểm:

·        Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

·        Có vị trí phân bố thuận lợi.

·        Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.

·        Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

·        Hình thức của KCN: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học.

- Trung tâm công nghiệp:

+ Vai trò:

·        Định hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.

·        Tạo động lực cho phát triển khu vực phụ cận.

+ Đặc điểm:

·        Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với KĐT vừa và lớn, vị trí thuận lợi.

·        Gồm KCN, điểm CN, cơ sở sản xuất CN.

·        Gồm nhiều cơ sở sản xuất CN thuộc nhiều ngành khác nhau.

- Vùng công nghiệp:

+ Vai trò:

·        Thúc đẩy hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.

·        Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ.

+ Đặc điểm:

·        Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

·        Gồm nhiều điểm CN, KCN, trung tâm CN có mối liên hệ mật thiết.

·        Có nhân tố tạo vùng tương đồng.

·        Có một số ngành CN chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hóa của vùng.

- 10 điểm công nghiệp, 5 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta và cơ cấu ngành của mỗi điểm công nghiệp, trung tâm.

(đính kèm bảng bên dưới hoạt động).

- TP HCM và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta

(đính kèm bảng bên dưới hoạt động).

SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 CTST CHUẨN NHẤT:

10 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm

Điểm công nghiệp

Cơ cấu ngành của điểm công nghiệp

Hà Giang

Chế biến nông sản

Tĩnh Túc

Luyện kim màu

Sơn La

Sản xuất vật liệu xây dựng

Đồng Hới

Sản xuất vật liệu xây dựng

Hòa Bình

Thủy điện

Đà Lạt

Dệt may

Bảo Lộc

Chế biến nông sản

Gia Nghĩa

Khai thác, chế biến lâm sản

Tuy Hòa

Chế biến nông sản

Tam Kỳ

Sản xuất vật liệu xây dựng

5 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm

Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta

Cơ cấu ngành của mỗi trung tâm

TP Hồ Chí Minh

Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sả xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất vật liệu xây dựng.

Hà Nội

Cơ khí, sản xuất ô tô, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, điện tử, dệt may, luyện kim đen.

Hải Phòng

Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu.

Biên Hòa

Dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, chế biến nông sản.

Vũng Tàu

Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đòng tàu, dệt may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng.

 

 

TP Hồ Chí Minh

Hà Nội

Vị trí địa lí

- Nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam.

- Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Là một trong ba đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế.

- Là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước.

Tài nguyên

- Nằm trong vùng Đông Nam Bộ, có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, phát triển cây công nghiệp, liền kề với đồng bằng sông Cửu Long

- Nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía Bắc.

- Nguồn thủy năng trên hệ thống sông Hồng, nguồn nguyên liệu nông – lâm – thủy sản dồi dào của vùng đồng bằng sông Hồng.

- Là 2 thành phố có số dân đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ CN có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước.

- Là 2 thành phố thu hút mạnh đầu tư bên ngoài.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được tác động của công nghiệp đối với môi trường, sự cần thiết phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo và nêu được định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục III.1 SGK tr.119 và trả lời câu hỏi: Phân tích và cho ví dụ cụ thể về tác động của ngành công nghiệp đến môi trường.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số nguồn năng lượng tái tạo.

+ Giải thích vì sao cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo?

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc thông thông tin mục III.2 SGK tr. 120 và trả lời câu hỏi: Nêu các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Tìm hiểu tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai

a. Tác động của công nghiệp tới môi trường

- Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường:

+ Tích cực: Tạo ra máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn TNTN, bảo vệ môi trường.

+ Tiêu cực:

·        Ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí.

·        Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

·        Ô nhiễm môi trường do sản phẩm CN sau khi sử dụng.

·        Tình trạng cạn kiệt một số TNTN.

à Ví dụ:

- Những chất gây ô nhiễm từ các nhà máy (CO, sulfur dioxide (SO2) và nitơ oxit (Nox)) gây nguy hiểm cho sức khỏe công cộng, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, phá hoại môi trường, hiệu ứng nhà kính, ôzôn hổng.

- Nước thải chưa được xử lý làm hồ ngầm của hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm....

- Một số nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, năng lượng từ thủy triều,...

à Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo để phát triển kinh tế bền vững ở các nước, tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tận (như gió, mặt trời…), góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu gây ra.

b. Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai

Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai:

- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao – công nghệ cao.

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng CN tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển ngành công nghiệp theo ngành, vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn TNTN.

- Phát triển ngành CN theo hướng CN xanh.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.

SOẠN GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC MÔN LỚP 11 MỚI

  1. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Khoanh vào đáp án đúng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất, có không gian rộng lớn là

  1. Điểm công nghiệp.
  2. Khu công nghiệp.
  3. Trung tâm công nghiệp.
  4. Vùng công nghiệp.

Câu 2. Góp phần định hướng cho vùng lãnh thổ là:

  1. Khu công nghiệp.
  2. Trung tâm công nghiệp.
  3. Vùng công nghiệp.
  4. Điểm công nghiệp.

Câu 3. Đâu không phải là tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường?

  1. Tạo ra nhiều máy móc, thiết bị hiện đại.
  2. Ô nhiễm môi trường nước.
  3. Khai thác bất hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  4. Ô nhiễm môi trường do sản phẩm sau khi sử dụng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án D.

Câu 2. Đáp án B.

Câu 3. Đáp án A.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS: Trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.119.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Gợi ý:

Khu Công nghệ cao Hoà Lạc được thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ- TTg ngày 12 tháng 10 năm 1998. Với quy hoạch tổng thể trên tổng diện tích 1586 ha được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23/5/2008. Khu Công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích và những khu chức năng chính:

- Khu Phần mềm.

- Khu Nghiên cứu và triển khai (R&D).

- Khu Giáo dục và đào tạo.

- Khu Công nghiệp công nghệ cao.

- Khu Trung tâm.

- Khu Dịch vụ tổng hợp.

- Khu Nhà ở kết hợp văn phòng.

- Khu chung cư.

- Khu tiện ích.

- Khu giải trí và thể thao.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

 

Từ khóa tìm kiếmgiáo án địa lí10, giáo án địa lí 10 CTST, giáo án địa lí 10 sách mới, giáo án sách chân trời 10 địa lí

Giáo án word môn địa lí 10 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Tiếng Việt, Toán mỗi môn phí: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Các môn còn lại phí mỗi môn: 250k/kì - 300k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án các môn khác

Giáo án word lớp 10 mới cánh diều

Giáo án Powerpoint 10 mới cánh diều

Giáo án word lớp 10 mới kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 10 mới kết nối tri thức

Giáo án word lớp 10 mới chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 10 mới chân trời sáng tạo

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay