echo 12344444;die;

Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)

Tổng hợp đầy đủ bài giảng điện tử (bài giảng Powerpoint) môn lịch sử 4 sách chân trời sáng tạo. Về nội dung, bài soạn đầy đủ các phần, đảm bảo chương trình giảng dạy của giáo viên. Về hình thức, bài soạn hiện đại, hình ảnh đẹp mắt, trò chơi phong phú. Hi vọng, với bộ tài liệu này, hi vọng việc dạy môn lịch sử 4 chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Những hình ảnh dưới đây gợi cho em điều gì về đời sống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Hình 1. Múa xoè kết hợp với nhảy sạp của người Thái (Sơn La)

Hình 2. Sản phẩm thổ cẩm được bày bán tại chợ phiên Cán Cấu (Lào Cai)

Hình 1

  • Người Thái ở Sơn La đang múa xòe kết hợp nhảy sạp.

Các hình thức diễn xướng dân gian và loại hình văn hoá mang tính cộng đồng của dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hình 1. Múa xoè kết hợp với nhảy sạp của người Thái (Sơn La)

  • Người dân bán thổ cẩm tại chợ phiên.
  • Thổ cẩm là sản phẩm thủ công đặc trưng của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Được dùng làm trang phục, là mặt hàng trao đổi, buôn bán tại các phiên chợ.

Hình 2. Sản phẩm thổ cẩm được bày bán tại chợ phiên Cán Cấu (Lào Cai)

BÀI 6

MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

NỘI DUNG BÀI HỌC

PHẦN 1 LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Quan sát hình 3 – 6 (SGK tr.24), kể tên và mô tả các lễ hội truyền thống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hình 3. Trò chơi kéo co trong lễ hội Gầu Tào

Hình 4. Biểu diễn múa ô trong lễ hội Gầu Tào

Hình 5. Nghi thức cày đường cày đầu tiên trong lễ hội Lồng Tồng

Hình 6. Nghi thức dâng mâm lễ trong lễ hội Lồng Tồng

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Lập bảng so sánh các nội dung chính của 2 lễ hội

Thông tin/ Lễ hội

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Lồng Tồng

Thời gian

 

 

Ý nghĩa

 

 

Hoạt động chính

 

 

Trả lời

Thông tin/ Lễ hội

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Lồng Tồng

Thời gian

Thường được tổ chức vào đầu năm mới.

Thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới.

Ý nghĩa

Mang tính cộng đồng lớn nhất của người Mông.

Là dịp để đồng bào người Mông tụ họp, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết.

Mang đậm văn hoá nông nghiệp, phản ánh tâm tư con người.

Là nguyện vọng của dân tộc Tày, Nùng: mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và tốt lành.

Hoạt động chính

Có các trò chơi dân  gian: kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,...

Một người đàn ông có uy tín đại diện cho dân bản cày đường cày đầu tiên, lấy may mắn cho vụ mùa.

Chủ lễ và các gia đình trong bản chuẩn bị mâm lễ và tiến hành nghi thức cúng tế.

Có các trò chơi dân gian: đánh quay, kéo co, đẩy gậy, thi cấy lúa,... đặc biệt là thi ném còn.

Lễ hội Gầu Tào

  • Có nghĩa là “hội chơi ngoài trời”.
  • Nghiêng về tổ chức nghi lễ cảm tạ trời đất và các trò chơi ngoài trời.

Một số hình ảnh khác về lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Lồng Tồng

  • Có nghĩa là “xuống đồng”.
  • Nghiêng về các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, các nghi lễ nông nghiệp cổ xưa.

Một số hình ảnh khác về lễ hội Lồng Tồng

SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ 4 CTST ĐẦY ĐỦ KHÁC:

PHẦN 2 MÚA HÁT DÂN GIAN

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Quan sát hình 7, 8 (SGK tr.25), đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi:

Em hãy kể tên một số loại hình múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hình 7. Học hát Then (Tuyên Quang)

Hình 8. Múa xoè Thái (Yên Bái)

Hát Then

  • Là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc.
  • Hát Then của người Tày: kể về cuộc sống thường ngày ở bản mường, các câu chuyện tình yêu, cưới hỏi, ma chay.
  • Là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc.
  • Hát Then của người Nùng: kể về cuộc hành trình lên thiên giới để xin thần linh giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.
  • Hát Then của người Thái: nêu lên vấn đề về tín ngưỡng, giáo dục đạo đức, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước,...

Một buổi sinh hoạt hát Then ở xã Trung Yên (Tuyên Quang)

Múa xoè Thái

  • Là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt giới tính, độ tuổi.
  • Nghệ thuật xòe Thái là biểu tượng cho nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, trang phục và ứng xử văn hoá của cộng đồng người Thái.

KẾT LUẬN

Múa hát dân gian là những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

PHẦN 3

CHỢ PHIÊN VÙNG CAO

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Quan sát hình 9, 10, đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Hình 9. Nông sản được bày bán tại chợ phiên của người Mông (Hà Giang)

Hình 10. Một góc chợ phiên (Điện Biên)

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Chợ phiên vùng cao được tổ chức vào thời gian nào?

Em ấn tượng nhất điều gì về chợ phiên vùng cao?

  • Thời gian: tổ chức mỗi tuần một lần, thường là ngày chủ nhật.
  • Hàng hoá: được bày bán rất mộc mạc, không cầu kì, thường là sản phẩm nông nghiệp, thủ công do chính người dân làm ra.
    • Mỗi người chọn cho mình một góc và trải hàng ra bán.
    • Việc mua và bán diễn ra vui vẻ, thuận mua vừa bán.
  • Những người đến chợ không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá, mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá,...

Một số hình ảnh khác về chợ phiên vùng cao

Khu vực bán vải, các sản phẩm dệt,…

Khu vực bán các mặt hàng nông sản

TRÒ CHƠI: HÁI TÁO

Câu 1. Đâu là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Lễ hội Đua bò bảy núi
  2. Lễ hội Lồng Tồng
  3. Lễ hội Bà chúa xứ núi Sam
  4. Lễ hội Tống Ôn

Câu 2. Đặc trưng của lễ hội Gầu Tào là:

  1. Thường được tổ chức vào những ngày cuối năm
  2. Mang đậm văn hóa nông nghiệp, phản ánh tâm tư
  3. Là nguyện vọng của dân tộc Tày, Nùng với mong ước cả năm được mùa, khỏe mạnh
  4. Là dịp đồng bào người Mông tụ họp, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết

Câu 3. Loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, Thái phía Bắc là?

  1. Hát Then
  2. Hát Bài chòi
  3. Hát Chầu văn
  4. Hát Xẩm

Câu 4. Ý nào dưới đây đúng khi nói về Múa xòe Thái?

  1. Là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống
  2. Thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt giới tính, độ tuổi
  3. Là biểu tượng cho nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, trang phục và ứng xử văn hoá
  4. Tất cả A, B, C đều đúng

Câu 5. Chợ phiên vùng cao có điểm khác biệt nào so với các chợ ở vùng đồng bằng?

  1. Hàng hóa bày bán mộc mạc, không cầu kì
  2. Là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc
  3. Được tổ chức mỗi tuần một lần
  4. Tất cả A, B, C đều đúng
  5. SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:

LUYỆN TẬP

Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

VẬN DỤNG

Yêu cầu: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Gợi ý:

  • Sưu tầm hình ảnh, thông tin, tư liệu trên báo, sách, internet,...
  • Nội dung chính:
  • Tên lễ hội, loại hình dân gian, cảnh họp chợ phiên,...
  • Những nét đặc sắc của nét văn hóa đó.
  • Tình cảm, mong muốn của em.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập phần Vận dụng

Đọc trước Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Từ khóa tìm kiếmGiáo án powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo, GA trình chiếu lịch sử 4 chân trời sáng tạo, GA điện tử lịch sử 4 chân trời sáng tạo, bài giảng điện tử lịch sử 4 CTST

Giáo án Powerpoint lịch sử 4 chân trời sáng tạo (có xem trước)

THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Khi đặt nhận đủ giáo án kì 1
  • 30/11: bàn giao 1/2 kì 2
  • 30/01: bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

Lưu ý:

Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:

  • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
  • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
  • Word + Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem thêm giáo án các môn khác

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay