Danh mục bài soạn

Giải tự nhiên và xã hội 3 cánh diều bài 3 Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Hướng dẫn học môn Tự nhiên xã hội 3 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Hãy nói về những gì bạn nhìn thấy trong hình dưới đây

Lời giải:

Trong hình em nhìn thấy một đám cháy lớn bốc khói đen nghi ngút ở bên một căn nhà.

1. Một số nguyên nhân và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà

Khám phá: Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây?

Lời giải:

Nguyên nhân dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây:

  • Hình 1: Không chú ý tới bếp ga khi đang đun nấu dẫn đến rò rỉ khí ga và nổ bình ga.
  • Hình 2: Sử dụng bàn là nhưng không chú ý hoặc quên rút dây điện dẫn đến chập điện và gây cháy nổ.
  • Hình 3: Cắm quá nhiều thiết bị điện cùng một lúc dẫn đến quá tải đường dây điện và gây ra cháy nổ.
  • Hình 4: Hai bạn nhỏ đốt giấy ở gần xe máy có thể dẫn đến nổ bình xăng.

Hỏi:

Câu hỏi 1. Hãy kể một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà biết.

Lời giải:

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết là:

  • Hút thuốc lá ở nơi có nhiều vật liệu dễ cháy như cửa hàng vải sợi, sách báo, bao bì...
  • Sử dụng thiết bị điện quá công suất dẫn đến gây nóng đường dây dẫn điện, khiến cho dây nóng chảy và chập điện.
  • Nấu đồ ăn trên bếp, nấu nước bằng điện, là quần áo, hong khô các vật liệu dễ cháy nhưng quên tắt thiết bị.
  • Sử dụng nến, đèn dầu, diêm ở những nơi dễ gây cháy nổ.
  • Rò rỉ điện hoặc rò rỉ khí ga trong quá trình sử dụng.
  • Sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc dẫn đến quá tải.
  • Không khóa van bình chứa khí ga khi đun nấu xong.

Câu hỏi 2. Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà.

Lời giải:

Những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà.

  • Tổn thất về vật chất: cháy hết tất cả nhà cửa, đồ dùng, thiết bị, nội thất trong gia đình.
  • Tổn thất về tính mạng: gây chết người và có thể để lại những di chứng do ngộ độc khí ga, khói.

Thực hành:

Câu hỏi 1. Điều tra, phát hiện về cách phòng cháy nhà theo gợi ý dưới đây.

Lời giải:

STT

Những thứ có thể gây cháy trong nhà

Một số thông tin về cách phòng cháy

 

1

 

Bếp ga

  • Tránh đặt bếp ga gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.
  • Trông coi bếp suốt quá trình đun nấu.
  • Nấu xong, khóa bình ga và tắt bếp.
  • Không để trẻ nhỏ sử dụng bếp ga.

 

2

 

Bàn là

  • Không sử dụng bàn là ở nhiệt độ quá cao.
  • Luôn chú ý đến bàn là trong quá trình sử dụng.
  • Rút điện ngay sau khi sử dụng xong và để cho mặt bàn là nguội hẳn rồi mới cất đi.
  • Để bàn là tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

 

3

 

Bình nóng lạnh

  • Trước khi tắm phải tắt bình nóng lạnh.
  • Kiểm tra bình nóng lạnh thường xuyên và định kỳ.
  • Lắp hệ thống chống giật và chống cháy nổ.
  • Không bật bình nóng lạnh 24/7.

Câu hỏi 2. Nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà.

Lời giải:

Những thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà là:

  • Luôn tắt các thiết bị điện trước khi ra ngoài.
  • Khóa van bình ga sau khi sử dụng xong.
  • Không vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng.
  • Lắp đặt các hệ thống tự ngắt điện và cảnh báo cháy nổ trong gia đình.
  • Không để các đồ dùng, vật lễ dễ cháy gần nơi đun nấu.

2. Cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra

Khám phá: Hãy nói những việc phải làm và những việc không được làm khi phát hiện có cháy trong các tình huống dưới đây.

Lời giải:

Những việc phải làm và không được làm khi phát hiện có cháy trong các tình huống dưới đây:

  • Tình huống 1:
    • Những việc nên làm: Ngay lập tức gọi đội phòng cháy chữa cháy 114, tìm cách di chuyển đến cửa ra vào thoát khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt, chạy ra ngoài bằng lối thoát hiểm gần nhất.
    • Những việc không được làm: Vào phòng tắm trốn.
  • Tình huống 2:
    • Những việc nên làm: Ngay lập tức chạy thoát khỏi đám cháy, gọi đội phòng cháy chữa cháy 114.
    • Những việc không được làm: Quay lại nhà lấy cặp sách và đồ chơi.

Hỏi: Chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh về những việc cần phải làm khi có cháy.

Lời giải:

Những việc cần phải làm khi có cháy là:

  • Ngay lập tức gọi đối cứu hộ phòng cháy chữa cháy 114 hoặc phòng cháy chữa cháy ở nơi mình đang sống.
  • Không cố gấng quay lại lấy những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà.
  • Nên thoát khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt.
  • Luôn giữ cơ thể có vị trí thấp nhất có thể.
  • Nếu sống ở chung cư, không sử dụng thang máy để thoát hiểm.
  • Dùng chăn mềm có thấm nước trùm lên người và lấy khăn thấm nước để che kín miệng và mũi.

Xử lí tình huống: 

Câu hỏi 1. Em vã người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây?

Lời giải:

  • Tình huống 1: Nếu em nhìn thấy nhà bên cạnh có đám cháy, em sẽ ngay lập tức gọi 114 và hô hào mọi người trợ giúp dập lửa.
  • Tình huống 2:
    • Nếu ngửi thấy mùi khét trong nhà, em sẽ bảo bố mẹ đi kiểm tra các thiết bị điện trong gia đình xem có thiết bị nào đang rò rỉ điện hoặc có đồ đang đun trên bếp nhưng chưa tắt bếp không.
    • Sau đó, tắt cầu dao điện tổng đi để tránh gây cháy nổ điện.
    • Không tự ý động các thiết bị đang bị rò rỉ điện.
    • Nếu nhận thấy có thể xảy ra cháy nổ thì ngay lập tức chạy khỏi nhà và gọi điện cho cứu hỏa.

Câu hỏi 2. Chọn một trong hai tình huống để thực hành ứng xử theo phương án em và các bạn đưa ra.

Lời giải:

Các em thực hành theo nhóm một trong hai tình huống trên ở trên lớp.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tự nhiên và xã hội 3 cánh diều, giải tnxh lớp 3 sách mới, giải bài 3 tnxh 3 CD, giải bài phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tự nhiên và xã hội 3 cánh diều bài 3 Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tự nhiên và xã hội 3 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận