Danh mục bài soạn

Giải tự nhiên và xã hội 3 cánh diều bài 15 Cơ quan tiêu hóa

Hướng dẫn học môn Tự nhiên xã hội 3 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 15: Cơ quan tiêu hóa. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Cùng đoán xem, thức ăn chúng ta ăn hằng ngày qua miệng sẽ đi đâu trong cơ thể.

Lời giải:

Thức ăn chúng ta ăn hàng ngày qua miệng sẽ đi đến các bộ phận của cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột non, ruột già,...

1. Các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá

Trò chơi: Ghép thẻ chữ vào hình

Lời giải:

Câu hỏi 1. Ghép thẻ vào sơ đồ cơ quan tiêu hóa:

Câu hỏi 2. Đường đi của thức ăn trên sơ đồ cơ quan tiêu hóa là: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng. Ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.

2. Chức năng của cơ quan tiêu hóa

Hỏi:

Câu hỏi 1. Kể về việc ăn uống hàng ngày của em.

Lời giải:

Việc ăn uống của em hàng ngày chưa được khoa học vì em thường không ăn bữa sáng và ăn nhiều thịt vào bữa tối. Em thường ăn nhiều đồ ăn vặt có chứa dầu mỡ, uống ít nước và ăn ít rau xanh.

Câu hỏi 2. Em có nhận xét gì về lượng thức ăn được đưa và cơ thể và lượng chất cặn bã thải ra?

Lời giải:

Lượng thức ăn đồ uống được đưa vào cơ thể nhiều nhưng lượng chất cặn bã thải ra ít vì ăn ít rau và hoa quả sẽ làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.

Câu 3. Cơ quan tiêu hóa có chức năng gì?

Lời giải:

Cơ quan tiêu hóa có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài.

3. Bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Khám phá: Hãy nói về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa trong các hình dưới đây.

Lời giải:

Những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa là:

  • Hình 1: Ăn cơm đúng giờ đúng bữa, không ăn cơm quá muộn.
  • Hình 2: Ăn cơm từ tốn, nhai kĩ no lâu.
  • Hình 3: Không ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bội thực.

Hỏi: Em còn biết việc làm nào có lợi hoặc có hại cho cơ quan tiêu hóa?

Lời giải:

Những việc làm có lợi cho cơ quan tiêu hóa là:

  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ xung chất xơ.
  • Uống đủ nước.
  • Không xem tivi, điện thoại khi đang ăn, tập trung khi ăn.
  • Ăn chậm nhai kĩ.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Không ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt có nhiều dầu mỡ.

Những việc làm có hại cho cơ quan tiêu hóa là:

  • Ăn quá no.
  • Chạy nhảy, nô đùa sau khi vừa ăn xong.
  • Ăn đêm.
  • Uống nhiều đồ uống có gas.
  • Ăn vội vàng, không đúng giờ, đúng bữa.

Trò chơi: "Hỏi - đáp"

Lời giải:

Hỏi: Em cần thay đổi thói quen nào trong ăn uống để bảo vệ cơ quan tiêu hóa? Vì sao?

Lời giải:

Em cần thay đổi thói quen không nên ăn quá vội vàng mà phải ăn chậm, nhai kĩ vì khi chúng ta ăn chậm, nhai kĩ thức ăn sẽ được nghiền nát tốt hơn, giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Thực ăn nhanh chóng được tiêu hóa và biến thành chất bổ nuôi cơ thể.

Xử lí tình huống: Em sẽ khuyên các bạn thế nào, nếu các bạn cười đùa trong khi ăn?

Lời giải:

Em sẽ khuyên các bạn không nên cười đùa trong hi ăn vì dựa vào cơ chế của phản xạ khi ăn uống. Khi ăn uống vừa cười vừa nói thì nắp thanh quản sẽ không đậy lại và làm cho thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm cho ta bị sặc. 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tự nhiên và xã hội 3 cánh diều, giải tnxh lớp 3 sách mới, giải bài 15 tnxh 3 CD, giải bài cơ quan tiêu hóa
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tự nhiên và xã hội 3 cánh diều bài 15 Cơ quan tiêu hóa . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tự nhiên và xã hội 3 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận