Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương IV. Hàm số y = $ax^{2}$ (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III. Góc với đường tròn

Chương IV. Hình trụ- Hình nón- Hình cầu

Giải toán vnen 9 tập 2: Bài tập 2 trang 104

Bài tập 2: Trang 104 toán VNEN 9 tập 2

a) Cho hai đường tròn có tâm lần lượt là E và F cắt nhau tại hai điểm A và B. AC và AD tương ứng là các đường kính của (E) và (F). Chứng minh rằng AB là đường cao của tam giác ACD.

Hướng dẫn: Xem hình 81

Giải câu 2 trang 104 toán VNEN 9 tập 2

Do AC là đường kính của (E) nên $\widehat{ABC} = 90^\circ$.

Do AD là đường kính của (F) nên $\widehat{ABD} = 90^\circ$.

Từ đó suy ra C, B, D thẳng hàng và $....$

b) Hai đường tròn bằng nhau có tâm tương ứng là I và J cắt nhau tại hai điểm H và G. Đường thẳng d đi qua điểm G cắt (I) tại K và cắt (J) tạo L (K, L khác với điểm G). Chứng minh rằng HK = HL.

Hướng dẫn: Xem hình 82

Giải câu 2 trang 104 toán VNEN 9 tập 2

Do hai đường tròn bằng nhau, nên các cung nhỏ HG của (I) và (J) bằng nhau. Suy ra $\widehat{HKL} = \widehat{HLG}$ (vì cùng bằng nửa số đo cung nhỏ GH) hay có $......................$

Cách làm cho bạn:

a) Các em vẽ lại hình 81 vào vở.

Do AC là đường kính của (E) nên $\widehat{ABC} = 90^\circ$.

Do AD là đường kính của (F) nên $\widehat{ABD} = 90^\circ$.

Từ đó suy ra C, B, D thẳng hàng và AB là đường cao của tam giác ACD.

b) Do hai đường tròn bằng nhau, nên các cung nhỏ HG của (I) và (J) bằng nhau. Suy ra $\widehat{HKL} = \widehat{HLG}$ (vì cùng bằng nửa số đo cung nhỏ GH) hay có tam giác HKL cân tại H, suy ra HL = HK.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận