Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba

Chương 2. Hàm số bậc nhất

PHẦN HÌNH HỌC

Chương 1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Chương 2. Đường tròn

Giải toán vnen 9 tập 1: Bài tập 4 trang 106

Bài tập 4: Trang 106 sách VNEN 9 tập 1

Cho đường tròn tâm O đường kính DA = 2R, dây BC $\perp $ OA tại M, gọi E là điểm đối xứng với A qua M.

a) Tức giác ACEB là hình gì? Vì sao?

b) Gọi K là giao của CE và BD. Chứng minh rằng K nằm trên đường tròn đường kính ED.

c) Nếu AM = $\frac{2R}{3}$. Tính độ dài dây DB theo R.

Cách làm cho bạn:

a) Tứ giác ACEB có BC $\perp $ AE và BM = CM, ME = MA nên tứ giác ACEB là hình thoi

b) Ta có: $\widehat{ADB}$ + $\widehat{DAB}$ = $90^{\circ}$

Mặt khác: $\widehat{DAB}$  = $\widehat{DEK}$ (đồng vị do CE // AB)

$\Rightarrow $ $\widehat{ADB}$ + $\widehat{DEK}$ = $90^{\circ}$ hay $\widehat{DKE}$ = $90^{\circ}$

Tam giác DKE có $\widehat{DKE}$ = $90^{\circ}$ nên DE là cạnh huyền $\Rightarrow $ tam giác DKE là tam giác nội tiếp đường tròn có đường kính là ED hay K nằm trên đường tròn đường kính ED (đpcm).

c) Ta có: AM = $\frac{2R}{3}$ $\Rightarrow $ DM = $\frac{4R}{3}$

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông DAB ta có:

$DB^{2}$ = DM.DA = $\frac{4R}{3}$.2R = $\frac{4R^{2}}{3}$ $\Rightarrow $ DB = $\frac{2\sqrt{6}R}{3}$.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận