Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 8 Bầy voi rừng Trường Sơn

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 tập 2 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Nói một loài vật em biết về một loài vật trong rừng.

Lời giải:

Voi là loài động vật có vòi dài, cặp ngà và vạt tai lớn, bốn chân to, làn da dày nhưng nhạy cảm. Vòi voi được sử dụng để thở, đưa thức ăn nước uống vào miệng và cầm nắm đồ vật. Đôi ngà, tiến hóa từ răng cửa, được voi dùng để tự vệ, di chuyển chướng ngại vật và đào hố.

ĐỌC

Câu hỏi 1. Tìm những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn (nơi ở của loài voi).

Lời giải:

  • Đường lên Trường Sơn có nhiều cánh rừng hoang vu.
  • Trong rừng, cây mọc tầng tầng lớp lớp, núi đá chen lẫn đổi cây, sương phủ quanh năm.
  • Nơi đó có những nguồn suối không bao giờ cạn, những bãi chuối rực trời hoa đỏ, những rừng lau bát ngát, ngày đêm giũ lá rào rào,...

Câu hỏi 2. Dựa vào tranh và nội dung bài đọc, kể lại hoạt động thường ngày của loài voi.

Lời giải:

Những hoạt động thường ngày của loài voi.

  • Voi sống thành từng bầy rất đông.
  • Chúng ăn rất khoẻ. Để nuôi sống cơ thể to lớn của mình, mỗi con voi phổi ăn khoảng 150 ki-lô-gam cây cỏ mỗi ngày. Chúng phải đi liên tục để tìm cái ăn. Từ trên núi, chúng xuống đồng cỏ, rồi từ đồng cỏ, chúng lại lên núi.
  • Buổi trưa, chúng trú nắng trong cánh rừng rậm.
  • Chiều xuống, chúng đi tắm ở những quãng sông vắng,

Câu hỏi 3. Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài

- Mô tả hoạt động thường ngày của loài voi.

- Giới thiệu nơi ở của loài voi.

- Cảm nghĩ về loài voi.

Lời giải:

Trình tự các đoạn trong bài:

  • Giới thiệu nơi ở của loài voi.
  • Mô tả hoạt động thường ngày của loài voi.
  • Cảm nghĩ về loài voi.

Câu hỏi 4. Nêu những đặc điểm của loài voi. Em thích nhất đặc điểm nào của chúng?

Lời giải:

  • Voi là loài vật thông minh, có tình nghĩa. Chúng tận tâm và thương mến nhau chẳng khác gì con người. Một con đau yếu thì cả bẩy biếng ăn, ngơ ngác. Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có phải chịu đói khát hoặc tạm dừng chuyến đi.
  • Em thích nhất đặc điểm "Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có phải chịu đói khát hoặc tạm dừng chuyến đi." của chúng vì hành động này chứng minh chúng sống rất tình cảm và sống rất đoàn kết với nhau

Câu hỏi 5. Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về loài voi?

Lời giải:

Bài đọc giúp em biết thêm điều về loài voi là một loài thông minh, sống có tình nghĩa, biết giúp nhau khi bị gặp nạn.

ĐỌC MỞ RỘNG

Câu hỏi 1. Đọc bài về cây cối, muông thú,... và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Lời giải:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Ngày đọc: 1/3/2022

- Tên bài: Sự tích hoa cúc trắng

- Tên cây hoặc con vật trong bài: Hoa cúc trắng

Chi tiết thú vị về cây hoặc con vật: Chi tiết cô bé xé từng cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ khác nhau để bông hoa chỉ có hai mươi cánh trở thành bông hoa có vô vàn cánh hoa với hi vọng kéo dài sự sống cho mẹ.

Vẽ câu hoặc con vật trong bài theo tưởng tượng của em:

Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu hỏi 2. Chia sẻ với các bạn thông tin thú vị về thế giới thiên nhiên trong bài đã đọc hoặc bức tranh em vẽ.

Lời giải:

Gợi ý: Ý nghĩa của hoa cúc trắng

  • Là biểu tượng của sự kiên cường.
  • Là loài hoa của tình yêu và lòng hiếu thảo.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

 

mênh mông

núi

uốn lượn

ruộng bậc thang

thác nước

ngoằn ngoèo

trắng xoá

suối

sừng sững

rừng

gập ghềnh

quanh co

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Mẫu: núi

Mẫu: sừng sững

Lời giải:

Từ ngữ chỉ sự vậtTừ ngữ chỉ đặc điểm
núi, ruộng bậc thang, thác nước, suối, rừngmênh mông,ngoằn ngoèo, trắng xóa, sừng sững, gập ghềnh, quanh co

Câu hỏi 2. Đặt 2 - 3 câu với từ ngữ ở bài tập 4.

Mẫu: Ngọn núi sừng sững.

Lời giải:

  • Đoạn đường ngoằn ngoèo.
  • Dòng sông rộng mênh mông.
  • Thác nước có sương phủ trắng xoá.

Câu hỏi 3. Nhìn tranh, đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

Mẫu: - Cú mèo làm tổ ở đâu?

         - Cú mèo làm tổ trong hốc cây.

Lời giải:

  • Sóc leo trèo ở đâu?
    • Sóc leo trèo trên cành cây.
  • Gấu uống nước ở đâu?
    • Gấu uống nước ở dòng suối.
  • Tê tê làm nhà ở đâu?
    • Tê tê làm nhà ở vách đá?

Câu hỏi 4. Dựa vào đoạn thơ dưới đây, đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?

Rùa con đi chợ đẫu xuân

Mới đến cổng chợ bước chân sang hè

Chợ đông hoa trới bộn bề

Rùa mua hạt giống đem về trồng gieo.

Mua xong chợ đã vãn chiều

Heo heo gió thổi cánh diều mùa thu

Đường dài chẳng ngại nắng mưa

Kịp về tới cửa trời vừa sang đông.

                                                                                                                                      (Mai Văn Hai)

Mẫu: - Rùa con đi chợ khi nào?

         - Rùa con đi chợ đầu xuân.

Lời giải:

  • Rùa con mua xong khi nào?
    • Rùa con mua xong đã vãn chiều.
  • Rùa con về tới cửa khi nào?
    • Rùa con về tới cửa trời vừa sang đông.

LUYỆN VIẾT ĐOẠN

Câu hỏi 1. Em thích cảnh vật nào trong các bức ảnh dưới đây? Vì sao?

Lời giải:

Gợi ý:

Em thích nhất cảnh vật trong bức tranh thứ nhất vì nó được bao phủ bởi một màu xanh tươi sáng, cho thấy sức sống, sự hùng vĩ của thiên nhiên.

Câu hỏi 2. Viết đoạn văn nêu tỉnh cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích.

Gợi ý:

- Cảnh vật em yêu thích là gì, ở đâu?

- Đặc điểm nổi bật của cảnh vật đó là gï? Điều gì khiến em ấn tượng nhất?

-  Khi ngắm nhìn cảnh vật đó, em có cảm nghĩ gì? (yêu vẻ đẹp của cảnh vật, biết ơn những người khóm phá, giữ gìn cảnh vật,...)

Lời giải:

Vào kì nghỉ hè, gia đình em đã được đến thăm thành phố Huế. Khung cảnh ở nơi đây đẹp như một bức tranh. Em đã được đi thăm rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Vườn quốc gia Bạch Mã, Chợ Đông Ba, Suối nước khoáng Thanh Tân, Chùa Thiên Mụ,... Em ấn tượng nhất là Chùa Thiên Mụ. Với không gian tôn giáo linh thiêng, sự yên bình của chốn Phật pháp, chùa Thiên Mụ là nơi đáng để đến trải nghiệm nền Phật giáo lâu đời của Việt Nam. Nơi đây tuyệt đẹp còn có sự góp mặt của con sông Hương thơ mộng. Cùng với cây cầu Tràng Tiền đã rất nổi tiếng bắc qua con sông này. Bố mẹ em nói với em rằng con người Huế mang vẻ thâm trầm, kín đáo. Còn em cảm thấy con người ở đây rất lãng mạn, ôn hòa. Em mong rằng có thể quay trở lại nơi đây một lần nữa. Em cũng hy vọng có cơ hội được đi nhiều nơi, khám phá nhiều cảnh đẹp hơn nữa của đất nước Việt Nam.

Câu hỏi 3. Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.

Gợi ý:

- Em ghi lại ý kiến các bạn góp ý cho đoạn văn của em.

- Chỉnh sửa, bổ sung ý hay cho đoạn văn dựa trên các góp ý em cho là đúng.

Lời giải:

HS trao đổi bài viết với bạn, góp ý cho nhau và sửa bài.

VẬN DỤNG

Trao đổi với người thân để biết thêm cảnh đẹp của đất nước.

Lời giải:

Gợi ý một số cảnh đẹp của đất nước:

  • Cao nguyên đá Đồng Văn
  • Mù Cang Chải
  • Tràng An
  • Chùa Bái Đính
  • Hang Múa
  • Tam Cốc Bích Động
  • ...

 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 kết nối tri thức với cuộc sống, tiếng việt 3 KNTT tập 2, giải tiếng việt 3 sách kết nối tri thức, bài Bầy voi rừng Trường Sơn
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 8 Bầy voi rừng Trường Sơn . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận