Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 20 Tiếng nước mình

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 tập 2 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 20: Tiếng nước mình. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1 - 2 câu về thứ tiếng đó.

Lời giải:

Gợi ý:

Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm tiếng anh: Hi, my name is Hoa. I'm 9 years old. I'm studying at Thang Long primary school.

ĐỌC

Câu hỏi 1. Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt?

Lời giải:

Bài thơ nhắc đến những dấu thanh trong tiếng Việt: sắc, nặng, ngã, huyền, hỏi.

Câu hỏi 2. Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua những tiếng nào? Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ các tiếng đó.

Lời giải:

  • Ở khổ 1: dấu sắc được nhắc đến qua tiếng "Bố".
    • Hình ảnh so sánh gợi ra tiếng đó: Cao như mây đỉnh núi/ Bát ngát như trùng khơi.
  • Ở khổ 2: dấu nặng được nhắc đến qua tiếng "Mẹ".
    • Hình ảnh so sánh gợi ra tiếng đó: Ngọt ngào như dòng sữa.

Câu hỏi 3. Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều gì?

Lời giải:

  • Dấu ngã gắn với tiếng "võng" → Gợi nhớ đến những đêm hè bà ru cháu ngủ trong tiếng ve kêu.
  • Dấu huyền gắn với tiếng "làng" → Gợi nhớ đến sân đình, bến nước, cánh diều tuổi thơ.
  • Dâu hỏi gắn với tiếng "cỏ" → Gọi nhớ đến trò chơi chọi gà. 

Câu hỏi 4. Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có gì khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ?

Lời giải:

  • Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng không có dấu.
  • Các tiếng được nhắc tới trong bài thơ đều có dấu, riêng tiếng "em" ở câu thơ cuối không có dấu.

ĐỌC MỞ RỘNG

Câu hỏi 1. Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về quê hương, đất nước và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Lời giải:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Ngày đọc: 1/2/2022

- Tên bài/sách: Đất nước

- Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

- Nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến: Hình ảnh đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống

Cảm nghĩ của em về quê hương, đất nước: yêu quý, trân trọng, biết ơn

Người em muốn chia sẻ về bài đọc: chị gái

Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu hỏi 2. Chia sẻ với bạn chi tiết thú vị về nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến trong cuốn sách.

Lời giải:

Gợi ý:

Chi tiết em thích nhất là chi tiết về hình ảnh đất nước gắn liền với không gian mênh mông, với rừng vàng biển bạc: 

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"

=> Hình ảnh đất nước hiện lên với vẻ đẹp trù phú, bao la và rộng lớn.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. Tìm từ ngữ thích hợp thay cho mỗi chỗ trống

 

Lời giải:

  • Thủ đô: Hà Nội
  • Quốc kì: Cờ đỏ sao vàng
  • Quốc ca: Tiến quân ca
  • Ngôn ngữ: tiếng Việt
  • Nghệ thuật truyển thống: Chèo, Cải lương, Hát ca trù (hát ả đào), Tuồng, Hát Xoan...
  • Cảnh đẹp: Phổ cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Phong nha Kẻ Bàng...

Câu hỏi 2. Các câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B?

Lời giải:

Câu khiến:

  • Đừng viết nhầm các dấu thanh khi học tiếng Việt nhé!
  • Chúng ta hãy bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp của đất nước!

Câu cảm:

  • Tiếng Việt thật là giàu nhạc điệu!
  • Sông Hương đẹp biết bao!

Câu hỏi 3. Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau:

- Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.

- Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

Lời giải:

Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.

  • Rúi rừng nước ta hùng vĩ thật!

Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

  • Hãy bảo vệ màu xanh của đất nước!

LUYỆN VIẾT ĐOẠN

Câu hỏi 1. Nêu cảm xúc của em cảnh đẹp Vịnh Hạ Long

Gợi ý:

a. Giới thiệu bao quát về vịnh Hạ Long.

b. Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh vật.

c. Nêu cảm nghĩ của em về vịnh Hạ Long.

- Cảm nghĩ về vẻ đẹp của vịnh (yêu thích mây trời, núi non, sông nước,...).

- Tự hào vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Lời giải:

Nói đến cảnh đẹp đất nước, ta nghĩ đến vịnh Hạ Long. Đây là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, nơi đã quyến rũ rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Theo con tàu từ Hải Phòng đến Móng Cái ta sẽ thấy hiện lên trước mắt một bức tranh tuyệt mĩ: Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phẳng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra. Tàu tiếp tục luồn lách giữa những đảo nhỏ. Tùy theo từng vị trí gần xa, có cảnh giống như cánh buồm rộng lớn của những thuyền đánh cá. Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh phong phú và đa dạng, càng thấy màu sắc của người họa sĩ vĩ đại và thiên nhiên lộng lẫy hơn. Rất nhiều những động nhỏ, to, có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong hang động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ. Có những vòm đá cao rũ xuống những dãy thạch nhũ bằng đá mang sắc thái khác nhau. Một số hình giống người, nhưng hình khác lại giống những động vật hoang đường, cây cối... Đẹp nhất có lẽ là hang “Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng , tạo ra một âm thanh thú vị giống giai điệu của bản nhạc nhẹ. Không khí trong lành ở hang tưởng như được bao phủ bằng bầu không khí mát tràn trề.

Em rất thích Hạ Long. Tuy hè năm nay đã qua rồi nhưng cảnh đẹp của Hạ Long sẽ làm em nhớ mãi trong lòng và hẹn gặp lại.

Câu hỏi 2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước.

Lời giải:

Quê hương em có bãi biển Sầm Sơn vô cùng nổi tiếng. Khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây mới đẹp làm sao! Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Đứng trước bờ biển lắng tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Tất cả giống như một bức tranh được vẽ bởi họa sĩ tài ba vậy. Em cảm thấy vô cùng tự hào về những nét đẹp của quê hương mình.

Câu hỏi 3. Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.

Lời giải:

HS trao đổi bài viết với bạn, góp ý cho nhau và sửa bài.

VẬN DỤNG

Sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ,... viết về cảnh đẹp đất nước.

Lời giải:

Một số bài văn, bài thơ,... viết về cảnh đẹp đất nước:

  • Việt Nam quê hương ta - tác giả Nguyễn Đình Thi
  • Sông quê - Hoàng Huy
  • Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
  • ...

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 kết nối tri thức với cuộc sống, tiếng việt 3 KNTT tập 2, giải tiếng việt 3 sách kết nối tri thức, bài Tiếng nước mình
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 20 Tiếng nước mình . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận