Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 cánh diều bài 9 Sáng tạo nghệ thuật (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 tập 1 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 9: Sáng tạo nghệ thuật (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

CHIA SẺ

Câu hỏi 1. Nói tên hoạt động nghệ thuật ở mỗi hình ảnh dưới đây

biểu diễn xiếc, múa sạp, tạc tượng, hát, vẽ, diễn kịch, đánh đàn

Lời giải:

  • Tranh 1. vẽ tranh
  • Tranh 2. diễn kịch
  • Tranh 3. hát
  • Tranh 4. đánh đàn
  • Tranh 5. biểu diễn xiếc
  • Tranh 6. tạc tượng
  • Tranh 7. múa sạp

Câu hỏi 2. Kể tên một số hoạt động nghệ thuật khác mà em biết.

Lời giải:

Một số hoạt động nghệ thuật khác mà em biết như: thổi sáo, đánh đàn piano, múa bale, đánh đàn nhị, đánh trống, thổi kèn,...

BÀI ĐỌC 1: TIẾNG ĐÀN

ĐỌC HIỂU

Câu hỏi 1. Tiếng đàn của Thủy được miêu tả như thế nào?

Lời giải:

Tiếng đàn của Thủy được miêu tả: âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian.

Câu hỏi 2. Những hình ảnh nào thể hiện sự xúc động và say mê của Thủy khi chơi đàn?

Lời giải:

Hình ảnh nào thể hiện sự xúc động và say mê của Thủy khi chơi đàn: Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

Câu hỏi 3. Tìm những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi trong lúc Thủy chơi đàn.

Lời giải:

Những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi trong lúc Thủy chơi đàn:

  • Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượu.
  • Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa.
  • Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá.
  • Hoa mười giờ nở quanh lối đi ven hồ.
  • Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên mái nhà cao thấp.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. Tìm một hình ảnh so sánh trong bài đọc.

Lời giải:

Hình ảnh so sánh trong bài đọc: Khi ắc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ.

Câu hỏi 2. Những âm thanh nào được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn sau?

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

HỒ CHÍ MINH

b) Tiếng dế nỉ non như một khúc nhạc đồng quê. (TRỌNG PHÚC)

c) Tiếng mưa rơi trên mái tôn ầm ầm như tiếng trống gõ. (NẠM HƯƠNG)

Lời giải:

Những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn:

a) Tiếng suối - tiếng hát

b) Tiếng dế - một khúc nhạc đồng quê

c) Tiếng mưa rơi trên mái tôn - tiếng trống gõ

Câu hỏi 3. Chọn từ ngữ phù hợp để hoàn thành các câu thơ, câu văn sau:

dòng suối, tiếng mẹ, trăm vạn tiếng quân reo

a)

Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như...........

HOÀNG MINH CHÍNH

b)

Tiếng ve như....................,

Reo hoài chẳng nghỉ ngơi.

LÊ MINH QUỐC

c) Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiếng nước réo, tưởng như.......... giữa núi rừng trùng điệp. (THIÊN LƯƠNG)

Lời giải:

a)

Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như tiếng mẹ

HOÀNG MINH CHÍNH

b)

Tiếng ve như dòng suối

Reo hoài chẳng nghỉ ngơi.

LÊ MINH QUỐC

c) Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiếng nước réo, tưởng như trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp.

THIÊN LƯƠNG

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu hỏi 1. Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về nghệ thuật.
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nghệ thuật.

Lời giải:

  • Sưu tầm 1:

Ludwig van Beethoven (SN 17/12/1770, mất ngày 26/3/1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau. 

Beethoven sinh ra tại một ngôi làng nhỏ Rajna cạnh Bonn, nước Đức. Người thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven chính là cha của ông. Cha ông rất ngưỡng mộ tài năng của nhà soạn nhạc Mozart. Người cha thường la mắng và ép ông luyện đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng vù. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, ông phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.

Tài năng của Beethoven từ nhỏ đã được nhiều người chú ý. Lên 8 tuổi, Beenthoven đã thể hiện được năng khiếu bẩm sinh của mình qua việc chơi đàn piano. Ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan khi 11 tuổi. Năm 14 tuổi, ông đã viết và biểu diễn thành công 3 bản sonata dành cho đàn piano.

17 tuổi, ông đến Áo để học hỏi Mozart. Rủi thay, chưa được 3 tuần phải trở về Bonn chịu tang người mẹ hiền, ít nói, dịu dàng và rất mực thương con. Đau thương mất mát đó đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác sau này của Beethoven. Mãi 1792 (22 tuổi) Beethoven một lần nữa từ giã nơi chôn rau cắt rốn của mình đến sống và làm việc ở Vienn, nhưng lúc này người thầy Mozart không còn nữa.

Cuộc sống của ông kém may mắn từ khi còn nhỏ. Đến khi trưởng thành, ông lại phải đối mặt với những nỗi đau về thể xác. Năm 1819, ông bị điếc hoàn toàn cả hai tai. Năm 1823, Beethoven bắt đầu bị mù mắt và bệnh thống phong. Năm 1825, ông phát hiện mình bị xơ gan cổ chướng. Năm 1826, ông mắc bệnh viêm phổi và phù toàn thân. Chính năm đó, Beethoven phải chịu 4 lần phẫu thuật đầy đau đớn. 

Cuộc đời của Beethoven chẳng phải dài, 57 năm từ lúc sinh ra đến khi mất thiếu thốn về mọi mặt, thương tổn nặng nề về tinh thần và thể xác. Nhưng ở người nhạc sỹ thiên tài đó có nghị lực phi thường đã vượt lên tất cả để chiến thắng số phận cay đắng và nghiệt ngã của mình, đã cống hiến trọn đời mình cho nền âm nhạc thế giới. 

Các nhạc phẩm ông sáng tác dành cho dàn nhạc bao gồm 9 bản giao hưởng được đánh số từ 1 đến 9, các bản khai khúc và bản Egmont. Trong đó, Beethoven viết bản giao hưởng số 3 “Anh hùng ca”, tác phẩm số 55 (No. III Symphony Eroica (Esz-dúr) op. 55) là một trong những giao hưởng nổi tiếng nhất, âm điệu khi trầm hùng, khi réo rắt, khi tha thiết ngợi ca các chiến sỹ cách mạng, ngợi ca nền cộng hoà đầu tiên của nước Pháp. Đó là cú đấm nặng nề giáng vào mặt Napoleon Bonapart trong buổi lễ phong vua.

Hơn ai hết, Beethoven là người yêu thiên nhiên tha thiết, yêu những làng quê êm đẹp, yêu mùa xuân, yêu những cánh rừng sắp sửa sang thu... thích tha thẩn ở những cánh rừng để nghe tiếng sào xạc của lá rừng, ở đồng nội để nghe khúc nhạc của đồng quê: Bản giao hưởng số 6 đồng nội, tác phẩm số 68 (No. VI Symphony “pastorale” op. 68), bản sonata “Ánh trăng” tác phẩm số 27 (sonata quasi una Fantasy, op. 27), bản sonata “Mùa xuân” tác phẩm số 24 (sonata op. 24)...

Beethoven không chỉ là nhà nghệ sỹ tài ba piano, nhà soạn nhạc thiên tài, mà là người đầu tiên cảm nhận sâu sắc rằng: “Âm nhạc là tài sản văn hoá của nhân loại. Nó không phải là của riêng cho cung đình hay một nhóm người nào. Âm nhạc trước hết phục vụ quảng đại quần chúng”.

  • Sưu tầm 2: 

Múa rối nước (hình thức dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước) được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam, một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lâu đời ở vùng châu thổ sông Hồng thường diễn ra trong các dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết. Rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường, người ta dùng mặt nước làm sân khấu (còn được gọi là nhà rối hay thủy đình) được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam, phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... Những con rối được làm bằng gỗ, biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây... và được phụ trợ bởi tiếng trống và tiếng sáo. Con rối làm bằng gỗ được đục đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét, tính cách cho từng nhân vật. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu – thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào, hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó. Múa rối nước nhất định phải có âm nhạc. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống giữ vai trò chủ đạo, nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Câu hỏi 2. Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhận vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
  • Cảm nghĩ của em.

Lời giải:

Em rất khâm phục nghị lực phi thường của Beethoven, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khắn, chiến đấu với căn bệnh luôn khiến ông đau đớn cả thể xác và tâm hồn, nhưng ông vẫn không ngừng sáng tác để lại cho thế hệ mai sau những bản nhạc kiệt tác.

BÀI VIẾT 1: Ôn chữ viết hoa M, N

Câu hỏi 1. Viết tên riêng: Mũi Né

Lời giải:

Học sinh tự luyện viết.

Câu hỏi 2. Viết câu:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Ca dao

Lời giải:

Học sinh tự luyện viết.

KỂ CHUYỆN: ĐÀN CÁ HEO VÀ BẢN NHẠC

Câu hỏi 1. Nghe và kể lại câu chuyện.

Lời giải:

Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngày càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ chết vì băng giá.

Làm thế nào để cứu chúng bây giờ? Tàu phá băng được phái đến. Tàu làm việc liên tục nhưng kết quả không được là bao. Những tảng băng bị phá lại nhanh chóng liền lại vì trời quá lạnh. Tàu đành phải quay về.

Những người ở đây thay nhau cuốc những tảng băng để cố giữ lại diện tích nước cho đàn cá bơi lội. Vì chúng không thể sống trong nước đóng băng, cứ chừng vài phút lại phải nhô lên mặt nước để thở. Chúng chậm chạp dẫn và một số con yếu sức đã bị chết.

Giữa lúc này, tàu phá băng quay trở lại sau khi máy bay thăm dò dẫn đi theo một con đường hợp lý nhất. Tàu đã vào được với đàn cá và đang loay hoay tìm cách dẫn chúng đi ra biển cả. Đàn cá bơi, y, ríu rít ... nhưng nhất định không chịu bơi theo con kênh do tàu phá băng dẫn ra biển

Lúng túng mãi, mọi người tưởng nhưữ đành bó tay thì một thủy thủ chợt nhớ ra rằng cá heo rất nhạy cảm với âm nhạc. Anh ta liên mở băng nhạc và giữa biển khơi mênh mông trắng toát của miền Bắc cực, tiếng nhạc vút lên như lay động không gian bao la. Sự căng của mọi người như tan biến hết và đàn cá cũng như reo vui với tiếng nhạc.

Đủ các loại nhạc vui, buôn được phát ra. Nhưng chỉ khi nghe nhạc cổ điển, nhất là khi nghe những giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki thì đàn cá tỏ ra rất thích thú. Tiêng nhạc đã làm cho đàn cá say mê bơi theo con tàu ra biển, thoát khỏi vùng băng giá nguy hiểm.

Câu hỏi 2. Thảo luận:

a) Điều gì đã thu hút đàn cá heo bơi theo tàu, thoát khỏi vùng biển băng giá?

b) Khi nghe hoặc hát một bài hát, em cảm thấy thế nào?

c) Âm nhạc và nghệ thuật nói chung giúp ích gì cho em? Chọn ý em thích:

  • Đem lại cho em niềm vui.
  • Giúp em thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình.
  • Giúp em có thêm hiểu biết về thiên nhiên và con người.

Lời giải:

a) Âm nhạc đã thu hút đàn cá heo bơi theo tàu, thoát khỏi vùng biển băng giá.

b) Khi nghe hoặc hát một bài hát, em cảm thấy rất vui vẻ, thư giãn và thoải mái.

c) Giúp em thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 cánh diều, tiếng việt 3 CD tập 1, giải tiếng việt 3 sách cánh diều, giải bài 9 Sáng tạo nghệ thuật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 cánh diều bài 9 Sáng tạo nghệ thuật (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận