Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 cánh diều bài 7 Khối óc và bàn tay (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 tập 1 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 7: Khối óc và bàn tay (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

CHIA SẺ

Cây hỏi 1. Hãy nói tên một số đồ vật trong góc học tập dưới đây:

Lời giải:

Một số đồ vật trong góc học tập là: đèn, tủ sách, sách, ghế, máy tính, hộp đựng bút, thùng rác.

Cây hỏi 2. Mỗi đồ vật trên có tác dụng gì?

Lời giải:

  • Bàn ghế giúp em ngồi học thoải mái.
  • Bóng đèn để soi sáng khi em ngồi học.
  • Tủ sách để em trang trí và để sách vở ngăn nắp.
  • Thùng rác để em đựng giấy rác.
  • Máy tính giúp em truy cập những thông tin, kiến thức bổ ích và hỗ trợ khi em học trực tuyến ở nhà.

Cây hỏi 3. Theo em, ai đã làm ra (sáng tạo ra) những đồ vật đó.

Lời giải:

Những nhà nghiên cứu khoa học và những nhà thông thái đã nghiên cứu và sáng chế ra những đồ dùng điện tử.

BÀI ĐỌC 1: ÔNG TRẠNG GIỎI TÍNH TOÁN

ĐỌC HIỂU

Cây hỏi 1. Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh?

Lời giải:

Qua đoạn 1, em biết ông Lương Thế Vinh là một người học rộng tài cao, có rất nhiều sáng kiến cho đời sống, ông đã đỗ trạng nguyên năm 21 tuổi.

Cây hỏi 2. Ông Lương Thế Vinh đã làm cách nào để cân voi?

Lời giải:

Cách ông Lương Thế Vinh cân voi:

  • Sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền.
  • Cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm tới mức đã đánh dấu ông sai cân chỗ đá ấy và biết được con voi nặng bao nhiêu.

Cây hỏi 3. Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sách dày bao nhiêu?

Lời giải:

Cách ông Lương Thế Vinh để biết một trang sách dày là lấy thước đo cuốn sách, chia cho số trang để biết độ dày của mỗi trang.

Cây hỏi 4. Đọc đoạn 4 và nêu những đóng góp của ông Lương Thế Vinh.

Lời giải:

Những đóng góp của ông Lương Thế Vinh:

  • Tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách.
  • Viết cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam với quy tắc tính toán thành một bài thơ cho dễ nhớ.
  • Là người Việt đầu tiên làm ra bàn tính.

LUYỆN TẬP

Cây hỏi 1. Những từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau. Ghép đúng:

Lời giải:

Cây hỏi 2. Tìm trong mỗi câu sau một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, say đó ông cho voi lên bờ.

b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.

Lời giải:

Những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau là:

a) xuống - lên

b) mỏng - dày

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Cây hỏi 1. Tìm đọc thêm ở nhà

  • 2 câu chuyện ( hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về hoạt động sáng tạo
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hoạt động sách tạo

Lời giải:

  • Sưu tầm 1:

Ê-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.

Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói: 

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn hơn cho già không?

- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ?

- Đi xe ấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.

Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên:

- Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê-đi-xơn bảo:

- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

- Thế nào già cũng đến... Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu.

Từ lần gặp bà cụ, Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công.

Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo:

- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé!

Bà cụ cười móm mém:

- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi!

  • Sưu tầm 2: 

Isaac Newton sinh ra trong gia đình nông dân ở Anh. Theo sách "Kể chuyện danh nhân thế giới", cậu bé này mồ côi cha từ khi còn trong bụng mẹ và được sinh ra yếu ớt, quặt quẹo đến nỗi người ta tin rằng cậu không thể sống được. Năm lên 3 tuổi, Newton phải sống với bà ngoại khi mẹ đi lấy chồng khác.

Cuộc sống quạnh hiu cùng bà trong ngôi nhà bằng đá xám khiến Newton, với bản tính thầm lặng vốn có, càng trở nên lặng lẽ hơn và già trước tuổi.

Từ nhỏ, Newton đã thích thú với các môn thủ công và tỏ ra là người rất khéo tay. Cậu thường dành tiền bà ngoại cho để mua dùi, đục, búa rồi suốt ngày loay hoay làm đồ chơi.

Năm 12 tuổi, Newton vào học trường trung học Granham. Vốn người yếu ớt, cậu thường bị bạn bè bắt nạt, có lần còn bị đấm vào bụng đến ngất đi. Newton đã quyết tâm trả thù bằng cách học thật giỏi để đứng đầu lớp. Từ đó, cậu bé trở thành học sinh xuất sắc, được các bạn mến phục.

Năm 17 tuổi, Newton tốt nghiệp trung học. Năm 1665, ông tốt nghiệp xuất sắc Đại học Cambridge, được giữ lại làm giảng viên quang học và hướng dẫn thực nghiệm tại trường.

Thời gian này, nạn dịch hạch xảy ra ở London, Newton phải về lánh nạn ở quê nhà Woolsthorpe 2 năm. Đây chính là quảng thời gian ông làm việc cật lực, thực hiện những dự định nung nấu suốt những năm học đại học và cho ra đời nhiều phát kiến quan trọng với loài người.

Khi trường Cambridge hoạt động trở lại, ông lại được mời làm giảng viên. Ông vừa làm công tác giảng dạy, vừa nghiên cứu và phát minh ra kính viễn vọng phản xạ, cung cấp cho các nhà thiên văn công cụ quan sát bầu trời tốt hơn hẳn. Đến năm 1672, ông được bầu vào Hội đồng Khoa học Hoàng gia và trở thành chủ tịch hội đồng năm 58 tuổi.

Từ năm 1684 đến 1688, ông hoàn thành tác phẩm "Những nguyên lý toán học của triết học", tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên ở thế kỷ 17. Tác phẩm được xem là cuốn từ điển bách khoa của vật lý và toán học, tạo nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, giúp tiếng tăm của ông vang danh trên toàn thế giới.

Sở dĩ Newton đạt được những thành tựu rực rỡ đó là nhờ ông có niềm say mê với khoa học, khả năng tập trung cao độ vào các nghiên cứu của ông. Khi làm việc, ông thường quên hết mọi việc xung quanh.

Có lần, Newton mời bạn đến nhà ăn cơm nhưng ông mải làm việc trong phòng thí nghiệm, biết tính Newton, bạn ông ăn trước. Mãi sau ông mới bước ra khỏi phòng, mồ hôi nhễ nhại, vội vàng xin lỗi bạn và đi tới bàn ăn. Nhìn thấy bát đũa trong mâm, ông vò đầu cười nói: "Ôi, thì ra tôi ăn rồi, vậy mà cứ tưởng là mình chưa ăn".

Một lần khác, đang luộc trứng, đầu ông chợt nghĩ tới khoa học, thế là quên luôn việc mình đang làm, tiện tay thả chiếc đồng hồ của mình vào nồi luộc trứng mà không hề hay biết.

  • Sưu tầm 3:

Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về, dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn. Tối tối, ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt. Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quý cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Cây hỏi 2. Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính ( nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích)
  • Cảm nghĩ của em

Lời giải:

Em thích câu chuyện Sưu tầm 1. Nội dung chính kể về lời than của bà già với Ê-đi-xơn khi phải đi quãng đường thật xa để nhìn được bóng đèn điện. Chính lời than vãn của bà đã khiến Ê-đi-xơn nảy ra ý tưởng về xe điện và góp phần làm lên bước ngoặt lịch sử của khoa học thế giới.

BÀI VIẾT 1

Cây hỏi 1. Viết tên riêng: Ông Ích Khiêm

Lời giải:

HS tự viết vào vở.

Cây hỏi 2. Viết câu:

Khi đói cùng chung một dạ

Khi rét cùng chung một lòng

Tục ngữ Mường

HS tự viết vào vở.

KỂ CHUYỆN: CHIẾC GƯƠNG

Cây hỏi 1. Nghe và kể lại câu chuyện.

Lời giải:

Hôm đó, Edison vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà nổi cơn đau bụng dữ dội. Bố còn bận đi làm. Chị Tania vừa ở nhà bạn về, vội chạy đến hỏi:

– Mẹ làm sao thế?

Bà thều thào:

– Đi gọi em và mời bác sĩ Pende lại đây ngay cho mẹ.

Chị Tania vội đi tìm em ở ngoài ga. Nghe tin mẹ đau, Edison chạy mời bác sĩ. May mắn, bác sĩ đang ở nhà. Ông đến ngay. Chị Tania chạy tiếp đi tìm bố.

Bác sĩ Pende khám bệnh cho bà mẹ và biết là bà đau ruột thừa. Phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Trời cứ tối dần, mà dưới ánh sáng đèn dầu thì làm sau mổ được. Bác sĩ đi đi lại lại trong phòng, chưa biết tìm cách nào để kịp cứu người bệnh.

Trong khi đó, Edison ngồi trên giường bóp trán cho mẹ. Bà mẹ đau quá, có lúc ngất đi.

– Thưa bác sĩ, không mổ ngay thì có làm sao không ạ?

Bác sĩ im lặng.

– Thế, sao bác sĩ không mổ ngay đi!

– Không được cháu ạ. Đèn dầu tù mù thế này thì mổ làm sao được!

– Thắp tất cả đèn dầu lên có được không ạ?

– Không được, mổ như thế thì nguy hiểm lắm. Có đủ ánh sáng, chắc chắn bác mổ được ngay.

Thất vọng, Edison ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Ánh đèn chiếu trông có vẻ sáng trong hơn. Một tia sáng lóe lên trong đầu óc cậu bé:

– Sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu lại thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn là sẽ sáng hơn nhiều.

Nghĩ sao làm vậy, Edison chạy ngay đến hiệu tạp hóa, vác tấm gương lớn về. Một lát, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp lên và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng mẹ. Bác sĩ đang ngồi đó, lo lắng. Cậu nói, giọng đầy tự hào:

– Thưa bác sĩ! Đã có đủ ánh sáng rồi đấy. Mời bác sĩ sang xem!

Bác sĩ sang phòng bên xem. Mừng quá, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:

– Cháu làm thế nào mà được như vậy đấy, hỡi cậu bé thông minh! Bây giờ thì bác sẽ bắt đầu!

Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Edison đã cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.

Hồi đó, Edison đang học Tiểu học. Lớn lên, Edison vừa đi làm thuê vừa đọc sách và tìm tòi thí nghiệm. Nhờ lòng quyết tâm học tập, về sau, ông trở thành nhà bác học nổi tiếng thế giới, đã phát minh ra đèn điện, tàu điện, máy chiếu bóng, máy ghi âm , v.v… mà hiện nay loài người đang dùng.

Cây hỏi 2. Trao đổi: nói một ý tưởng sáng tạo của em.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 cánh diều, tiếng việt 3 CD tập 1, giải tiếng việt 3 sách cánh diều, giải bài 7 Khối óc và bàn tay
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 cánh diều bài 7 Khối óc và bàn tay (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận