Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 cánh diều bài 5 Ôn tập giữa học kì I

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 tập 1 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 5: Ôn tập giữa học kì I. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Tiết 1

Câu hỏi 1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 - 65 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Sắp xếp các tên riêng sau đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:

Nga                Cường             Nghĩa            Tùng            Kiên

Chiến              Nam                Thanh           Khánh          Trung

Lời giải:

Sắp xếp như sau:

  • Cường
  • Chiến
  • Khánh
  • Kiên
  • Nam
  • Nga
  • Nghĩa
  • Thanh
  • Trung
  • Tùng

Tiết 2

Câu hỏi 1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Đọc và trả lời câu hỏi: Ngày em vào Đội

1) Bài thơ là lời của ai nói với ai nhân dịp gì?

Lời giải: Bài thơ là lời của chị Đoàn viên nói với các em đoàn viên trong ngày đầu tiên kết nạp vào Đội.

2) Em hiểu 2 dòng thơ "Màu khăn đỏ dắt em/ Bước qua thời thơ dại" như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Màu đỏ của chiếc khăn quàng sẽ giúp em khôn lớn.

b) Chiếc khăn quàng đỏ sẽ giúp em bước qua thời thơ dại.

c) Lễ kết nạp Đội đánh dấu bước trưởng thành của em.

Lời giải: Chọn c.

3) Tìm những hình ảnh đẹp gợi tả tương lai ở các khổ thơ 3,4.

Lời giải:

Những hình ảnh đẹp gợi tả tương lai ở các khổ thơ 3,4 là: "Một trời xanh vẫn đợi", "bến xa".

4) Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào. Chọn ý đúng:

a) Chị tin là em đang có những ước mơ đẹp.

b) Chị chúc em có những ước mơ đẹp.

c) Chị căn dặn em thực hiện những ước mơ đẹp.

Lời giải: Chọn b.

5) Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài thơ? Vì sao?

Lời giải:

Em thích hình ảnh so sánh: "con tàu là đất nước" bởi hình ảnh con tàu tượng trưng cho đất nước, nó sẽ đưa ta đến mọi miền đất thực hiện những ước mơ, những nỗi niềm khao khát cống hiến xây dựng đất nước của chúng ta.

Tiết 3

Câu hỏi 1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn kể về một tiết học mà em thích.

b) Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em.

Lời giải:

Chọn đề a.

“Reng! Reng! Reng!” Chuông báo hiệu giờ học mới bắt đầu. Giờ học mà em vô cùng thích thú: giờ học toán. Cô giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào cô. Bắt đầu giờ truy bài cũ cô mời vài bạn để lên bảng trả bài rồi bắt đầu vào bài mới. Bài hôm nay mà chúng em học có liên quan tới Bảng chia 9. Học xong hết rồi thì cô mới kiểm tra chúng em bằng cách ra cho chúng em một đề toán khó, chúng em suy nghĩ mãi mới trả lời được. Vì đề này liên quan tới toán dạng nâng cao. Một bạn được cô giáo gọi lên bảng trả lời, khi nghe xong cô nhận xét bài của bạn đã làm đúng. Khuôn mặt của bạn lúc đó đang rất vui. Tiết học diễn ra sôi nổi. Nhiều bạn giơ tay xin được lên bục giải bài. Em được cô chọn lên giải bài toán đố. Xong xuôi, cả lớp lần lượt được cô hướng dẫn giải từng bài. Em rất vui vì bài làm của mình chính xác. Tiếng chuông reng lại vang lên. Tiết học kết thúc. Các bạn đứng dậy chào cô giáo. Dư âm về những con số và câu chuyện đầy ý nghĩa vẫn còn đọng lại trong em. Em cảm thấy môn toán là bộ môn em rất thích khi học.

Tiết 4

Câu hỏi 1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng và thuôc lòng

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Nghe - viết: Bà (Phan Quế).

Lời giải:

Học sinh lắng nghe và viết chính tả.

Câu hỏi 3. Xếp các từ ngữ dưới đây và nhóm thích hợp:

Lời giải:

Sắp xếp như sau:

  • Sự vật: núi, xe, áo, cầu, bưởi.
  • Hoạt động: bồng, đón, đi, bế.
  • Đặc điểm: cao, rộn, lấm.

Câu hỏi 4. Đặt câu với một từ chỉ sự vật (hoặc chỉ hoạt động, đặc điểm) em vừa tìm được.

Lời giải:

Đặt câu:

  • Ngọn núi này thật là cao.
  • Hôm qua, cô Nhung bế bé Na sang chơi với em.
  • Hôm nay, bố đón em ở trường.
  • Mẹ mua cho chị Hà và em hai chiếc áo len rất đẹp.

Tiết 5

Câu hỏi 1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Nghe và kể lại câu chuyện: Con yêu mẹ (theo sách hạt giống tâm hồn).

a) Cô con gái 8 tuổi lo lắng về điều gì?

b) Người mẹ trách con trai như thế nào?

c) Điều gì đã làm người mẹ cảm động và ân hận?

d) Người mẹ đã làm gì với tờ giấy dán tường có bức vẽ của con?

Lời giải:

Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là cô con gái 8 tuổi đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm:

- Mẹ ơi, lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe.

Người mẹ rên rỉ:

-Trời ơi! - buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi.

Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!

Trả lời câu hỏi:

a) Cô con gái 8 tuổi lo lắng em lấy bút chì màu viết lên tường trong phòng mới sơn nhưng cô nói em không nghe.

b) Người mẹ trách con trai về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con.

c) Người mẹ cảm động và ân hận khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương.

d) Người mẹ vẫn giữ nguyên sau bao thời gian trôi qua và gắn thêm một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy tờ giấy đó.

Tiết 6

( Bài luyện đọc hiểu) 

Đọc và làm bài tập: Ba anh em

Câu hỏi 1. Chọn câu trả lời đúng

a) Đọan 1 câu chuyện cho biết ba anh em sống với nhau thế nào?

  • Trước khi hòa thuận về sau không được như trước nữa.
  • Trước sau đều không hoàn thuận với nhau.
  • Trước sau đều hòa thuận, không có gì thay đổi.

b) Vì sao ba anh em định chặt cây cổ thụ để chia nhau?

  • Vì cây cổ thụ đã khô héo.
  • Vì cả ba anh em đều cần có gỗ.
  • Vì một người em nhất quyết đồi chia.

c) Chuyện gì xảy ra khi mấy anh em chuẩn bị hạ cây cổ thụ?

  • Cây cổ thụ xum xuê khác thường.
  • Cây cổ thụ bỗng nhiên khô héo.
  • Cây cổ thụ xanh tươi hơn trước.

d) Vì sai người anh cả ôm cây mà khóc?

  • Vì ông nhìn cây mà buồn về chuyện anh em không hòa thuận.
  • Vì ông không muốn chia cái cây cho hai người em.
  • Vì ông muốn chia của cải cha mẹ để lại.

e) Chi tiết cây cổ thụ xanh tươi trở lại thể hiện điều gì?

  • Cây cổ thụ vui vì nó đã khỏi bệnh.
  • Cây cổ thụ vui vì nó mọc cánh lá xum xuê.
  • Cây cổ thụ vui vì ba anh em lại hòa thuận như xưa.

Lời giải:

a) Trước khi hòa thuận về sau không được như trước nữa.

b) Vì một người em nhất quyết đồi chia.

c) Cây cổ thụ bỗng nhiên khô héo.

d) Vì ông nhìn cây mà buồn về chuyện anh em không hòa thuận.

e) Cây cổ thụ vui vì ba anh em lại hòa thuận như xưa.

Câu hỏi 2. Tìm trong bài đọc:

a) Một từ có nghĩa giống từ hòa thuận.

b) Một từ có nghĩa trái ngược với từ khô héo.

Lời giải:

a) Một từ có nghĩa giống từ hòa thuận: êm ấm.

b) Một từ có nghĩa trái ngược với từ khô héo: xanh tươi.

Câu hỏi 3. Đặt câu với một từ em vừa tìm được.

Lời giải:

Đặt câu: Mùa xuân về, cây cối trong vườn xanh tươi, đâm chồi nảy lộc.

Tiết 7

(Bài luyện viết)

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Viết đoạn văn kể về một sự việc (hoặc hoạt động) mà em được chứng kiến hoặc tham gia ở trường.

2. Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình.

Lời giải:

Chọn đề 1:

Em nhớ nhất buổi lễ tổng kết cuối học kì năm ngoái mà trường em tổ chức. Đúng 8 giờ sáng, tất cả thầy cô trong trường và các bạn học sinh đều đã có mặt ở trên sân. Sau bài phát biểu của thầy hiệu trưởng, là tiết mục phát giấy khen và tặng quà cho từng bạn học sinh. Bạn nào cũng vui tươi, hớn hở vì đã cố gắng học tập chăm chỉ suốt cả học kì vừa qua. Sau tiết mục trao thưởng là những tiết mục văn nghệ do các lớp chuân bị. Những bạn nữ trong trang phục váy dài múa quạt rất đẹp. Các bạn nam sơ vin, áo trắng tham gia hát đồng thanh hát cũng rất hay. Em ở dưới sân xem mà cứ vỗ tay mãi thôi. Buổi lễ ngày hôm đó thật vui và đáng nhớ.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 cánh diều, tiếng việt 3 CD tập 1, giải tiếng việt 3 sách cánh diều, giải bài 5 Ôn tập giữa học kì I
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 cánh diều bài 5 Ôn tập giữa học kì I . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận