Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 cánh diều bài 16 Bảo vệ Tổ quốc (bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi)

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 tập 2 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 16: Bảo vệ Tổ quốc (bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

BÀI ĐỌC 3: TRẬN ĐÁNH TRÊN KHÔNG

ĐỌC HIỂU

Câu hỏi 1. Chú Lương và chú Sáu là ai? Họ có nhiệm vụ gì?

Lời giải:

Chú Lương và chú Sáu là những phi công điều khiển máy bay chiến đấu. Hai chú có nhiệm vụ theo dõi và tấn công máy bay địch.

Câu hỏi 2. Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là của ai?

Lời giải:

Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là của chú Lương và chú Sáu.

Câu hỏi 3. Máy bay địch đã bị chiếc Mích của ta hạ gục như thế nào?

Lời giải:

Quá trình tiêu diệt máy bay địch:

  • Chú Lương đâm xuống ngay trên lưng thằng địch, bắn một loạt đạn rồi vọt lên qua nó. Địch vẫn bay ngoằn ngoèo.
  • Chiếc Mích vòng lại, nghiêng cánh bổ xuống lần thứ hai.
  • Khi đã tiếp cận rất gần máy bay đich, chú bóp cò, những đốm lửa nhỏ xuyên thẳng vào đầu và cánh máy bay Mỹ khiến những mảnh kim khí và mi ca bắn tung tóe. Một bên cánh máy bay địch văng rời hẳn ra kèm với khói.
  • Chiếc máy bay địch đã bốc cháy, phi công địch phải nhảy dù ra khỏi máy bay.

Câu hỏi 4. Những chi tiết nào nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch?

Lời giải:

Những chi tiết nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch:

  • Khi nhìn thấy máy bay địch, chú Lương đã lập tức xin phép công kích, chú bay xuống ngay trên lưng địch và bắn.
  • Sau đó, chú tiếp tục tiếp cận địch lần 2, lần này chú bay rất sát máy bay địch và tiếp tục bắn phá cho đến khi máy bay địch bốc cháy, địch phải nhảy dù tháo chạy.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. Những câu nào trong bài đọc là lời nói của nhân vật? Dấu câu nào cho em biết điều đó?

Lời giải:

Những câu trong bài đọc là lời nói của nhân vật:

  • "Thăng Long! Mục tiêu phía trước, 12 cây."
  • "Thăng Long nghe rõ!"; "Xin phép công kích"
  • "Cho công kích!"
  • "Cháy rồi! Nó nhảy dù!"

Dấu gạch đầu dòng cho em biết điều đó.

Câu hỏi 2. Chọn dấu câu phù hợp để thay vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Câu chuyện Trận đánh trên không phản ánh một mặt trận lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta ⭐️ mặt trận trên cao.

Lời giải:

Câu chuyện Trận đánh trên không phản ánh một mặt trận lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta - mặt trận trên cao.

Câu hỏi 3. Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang"

Lương gọi: "Báo cáo Trường Sơn, Hai Mươi Hia đã nhảy dù.".

Lời giải:

Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang:

- Báo cáo Trường Sơn, Hai Mươi Hai đã nhảy dù! - Lương gọi.

BÀI VIẾT 3: CHÍNH TẢ

Câu hỏi 1. Nghe - viết: Trần Bình Trọng

Lời giải:

HS tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Chọn chữ phù hợp với ô trống:

a) Chọn l hay n?

Các anh về 

Xôn xao ∎àng bé nhỏ.

Nhà ∎á đơn sơ

Tấm ∎òng rộng mở

Nồi cơm ∎ấu dở

Bát ∎ước chè xanh

Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.

HOÀNG TRUNG THÔNG

b) Chọn v hay d?

Rừng xa ∎ọng tiếng chim gù

Ngân nga tiếng suối, ∎i ∎u gió ngàn.

Mùa xuân đẫm lá ngụy trang

Đường ra tiền tuyến nở ∎àng hoa mai.

Ba lô nặng, súng cầm tay

Đường xa biết mấy ∎ặm ∎ài nhớ thương.

LÊ ANH XUÂN

Lời giải:

a. l/n

Các anh về 

Xôn xao làng bé nhỏ.

Nhà lá đơn sơ

Tấm lòng rộng mở

Nồi cơm nấu dở

Bát nước chè xanh

Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.

HOÀNG TRUNG THÔNG

b. v/d

Rừng xa vọng tiếng chim gù

Ngân nga tiếng suối, vvu gió ngàn.

Mùa xuân đẫm lá ngụy trang

Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai.

Ba lô nặng, súng cầm tay

Đường xa biết mấy dặm dài nhớ thương.

LÊ ANH XUÂN

Câu hỏi 3. Thi tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng:

a) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng l hoặc n. VD: long lanh, no nê.

b) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng v hoặc d. VD: vững vàng, dẻo dai.

Lời giải:

a) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng l hoặc n: lung lay, lấp lánh, lung linh; núng niếng, nũng nịu, nóng nực,...

b) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng v hoặc d: vội vàng, viển vông, vênh váo; dung dị, dõng dạc, dân dã,...

TRAO ĐỔI: EM ĐỌC SÁCH BÁO

Câu hỏi 1. Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về đề tài bảo vệ Tổ quốc mà em đã đọc ở nhà.

Lời giải:

Bài thơ "Chú bộ đội":

Cháu thương chú bộ đội
Canh gác ngoài đảo xa
Cho chúng cháu ở nhà
Có mùa xuân nở hoa
Cháu thương chú bộ đội
Vất vả và gian lao
Nhưng bền lòng không nản
Niềm vui vẫn ngập tràn
Nay cháu viết thơ này
Gửi các chú thân thương
Dù có mặc gió sương
Vẫn vững vàng tay súng.

Câu hỏi 2. Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.

Lời giải:

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, sự trân trọng của bạn nhỏ đối với các chú bộ đội ngoài đảo xa. Em rất thích hình ảnh chú bộ đội hải quân mà bạn nhỏ mô tả. Các chú dù phải công tác ngoài đảo, xa gia đình, công việc vất vả và gian lao, tuy nhiên, các chú vẫn bền lòng vững chí, vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Ở phần cuối, bạn nhỏ còn gửi lời động viên như truyền thêm sức mạnh để các chú bộ đội hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo vệ hòa bình đất nước, bảo vệ cuộc sống cho người dân.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 cánh diều, tiếng việt 3 CD tập 2, giải tiếng việt 3 sách cánh diều, giải bài 16 Bảo vệ Tổ quốc
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 cánh diều bài 16 Bảo vệ Tổ quốc (bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 2 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận