Danh mục bài soạn

Giải SBT vật lí 10 sách chân trời bài 2 Vấn đề an toàn trong vật lí

Hướng dẫn giải bài 2 Vấn đề an toàn trong vật lí, bộ sách Chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 2.1: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?

A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.

B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.

C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.

D. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.

E. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.

F. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp.

Câu 2.2: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ?

A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.

B. Ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.

C. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.

D. Đổ rác thải phóng xạ tại các khu tập trung rác thải sinh hoạt.

E. Kiểm tra sức khỏe định kì.

Câu 2.3: Chọn từ/ cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào các chỗ trống:

biển báo quan tâm nhân viên phòng thí nghiệm thiết bị y tế thiết bị bảo hộ cá nhân

Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các (1) … Học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của (2) … và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các (3) … cần phải được trang bị đầy đủ.

Bài tập 2.1: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào đảm bảo an toàn và những hoạt động nào gây nguy hiểm khi vào phòng thí nghiệm.

1. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm.

2. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn.

3. Dùng tay ướt cắm điện vào nguồn điện.

4. Mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm.

5. Thực hiện thí nghiệm nhanh và mạnh.

6. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.

7. Chạy nhảy, vui đùa trong phòng thí nghiệm.

8. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

9. Tự ý đem đồ thí nghiệm mang về nhà luyện tập.

10. Buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

Bài tập 2.2: Cho các biển báo ở Hình 2.1, hãy sắp xếp các biển này theo từng loại (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển thông báo) và cho biết ý nghĩa của từng biển báo.

Bài tập 2.3: Trong quá trình thực hành tại phòng thí nghiệm, một bạn học sinh vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và làm thủy ngân đổ ra ngoài như Hình 2.2. Em hãy giúp bạn học sinh đó đưa ra cách xử lí thủy ngân đổ ra ngoài đúng cách để đảm bảo an toàn.

Câu 3.1: Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành bảng sau:

Đơn vị Kí hiệu Đại lượng
kelvin (1) (2)
ampe A (3)
candela Cd (4)

A. (1) K; (2) Khối lượng; (3) Cường độ dòng điện; (4) Lượng chất.

B. (1) K; (2) Nhiệt độ; (3) Cường độ dòng điện; (4) Cường độ ánh sáng.

C. (1) K; (2) Nhiệt độ; (3) Cường độ dòng điện; (4) Lượng chất.

D. (1) K; (2) Khối lượng; (3) Cường độ dòng điện; (4) Cường độ ánh sáng.



Câu 3.2: Đơn vị nào sau đây không thuộc thứ nguyên L [Chiều dài]?

A. Dặm.

B. Hải lí.

C. Năm ánh sáng.

D. Năm.

Câu 3.3 Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:

  • Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) …
  • (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.

A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.

B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.

C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.

D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.

Câu 3.4: Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp?

(1) Dùng thước đo chiều cao.

(2) Dùng cân đo cân nặng.

(3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước.

(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe.

A. (1), (2).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (2), (4).

Câu 3.5: Đáp án nào sau đây gồm có một đơn vị cơ bản và một đơn vị dẫn xuất?

A. Mét, kilogam.

B. Niutơn, mol.

C. Paxcan, jun.

D. Candela, kenvin.

Câu 3.6 Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)?

A. 201 m.

B. 0,02 m.

C. 20 m.

D. 210 m.

Câu 3.7: Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là:

A. 0,05%.

B. 5%.

C. 10%.

D. 25%.

Bài tập 3.1: Hãy kể tên và kí hiệu thứ nguyên của một số đại lượng cơ bản.

Bài tập 3.2: Vật lí có bao nhiêu phép đo cơ bản? Kể tên và trình bày khái niệm của từng phép đo.

Bài tập 3.3: Theo nguyên nhân gây sai số của phép đo được chia thành mấy loại? Hãy phân biệt các loại sai số đó.

Bài tập 3.4: Hình 3.1 thể hiện nhiệt kế đo nhiệt độ $t1 (^{o}C)$ và $t2 (^{o}C)$ của một dung dịch trước và sau khi đun. Hãy xác định và ghi kết quả độ tăng nhiệt độ t của dung dịch này.

Giải bài tập 3.4 trang 11 SBT vật lí 10 chân trời

Bài tập 3.5:  Hãy xác định số CSCN của các số sau đây: 123,45; 1,990; $3,110.10^{−9}$; 1 907,21; 0,002 099; 12 768 000.

Bài tập 3.6: Viên bi hình cầu có bán kính r đang chuyển động với tốc độ v trong dầu. Viên bi chịu tác dụng của lực cản có độ lớn được cho bởi biểu thức 

F=c.r.v, trong đó c là một hằng số. Xác định đơn vị của c theo đơn vị của lực, chiều dài và thời gian trong hệ SI.

Bài tập 3.7: Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng ρ được xác định bằng công thức $ρ=\frac{m}{V}$. Biết sai số tương đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Hãy xác định sai số tương đối của ρ.

Bài tập 3.8: Một học sinh muốn xác định gia tốc rơi tự do g bằng cách thả rơi một quả bóng từ độ cao h và dùng đồng hồ để bấm thời gian rơi t của quả bóng. Sau đó, thông qua quá trình tìm hiểu, bạn sử dụng công thức $h=\frac{1}{2}gt^{2}$ để xác định g. Hãy nêu ít nhất 2 giải pháp giúp bạn học sinh đó làm giảm sai số trong quá trình thực nghiệm để thu được kết quả gần đúng nhất.

Bài tập 3.9: Thông qua sách báo, internet, em hãy tìm hiểu sai số của các hằng số vật lí trong bảng sau:

Tên hằng số Kí hiệu Giá trị Sai số tương đối
Hằng số hấp dẫn G    
Tốc độ ánh sáng trong chân không c    
Khối lượng electron me    

 

Bài tập 3.10: Hãy xác định số đo chiều dài của cây bút chì trong các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1:

Giải bài tập 3.10 trang 12 SBT vật lí 10 chân trời

Trường hợp 2:

Giải bài tập 3.10 trang 12 SBT vật lí 10 chân trời

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT vật lí 10 sách chân trời bài 2 Vấn đề an toàn trong vật lí
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT vật lí 10 sách chân trời bài 2 Vấn đề an toàn trong vật lí . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT vật lí 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận