Danh mục bài soạn

Giải SBT vật lí 10 sách cánh diều chủ đề 3 bài 1 Năng lượng và công

Hướng dẫn giải bài 1 Năng lượng và công SBT vật lí 10, bộ sách Cánh diều. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 3.1 Một người tác dụng một lực có độ lớn không đổi F lên một vật. Trong khoảng thời gian chịu tác dụng của lực F vật đó bị dời chỗ so với vị trí ban đầu đoạn thảng có độ dài s. Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?

A. Người đó đã thực hiện một công A = Fs lên vật.

B. Người đó nhận công A' = Fs từ vật.

C. Công mà người đó thực hiện lên vật có giá trị cực đại là Am =Fs.

D. Công của lực F không thể mang dấu âm.

Bài tập 3.2 Nhận xét nào sau đây là đúng về công?

A. Công là đại lượng vô hướng.

B. Giá trị của công không phụ thuộc vào người quan sát.

C. Công là đại lượng có hướng.

D. Công là đại lượng vô hướng và luôn dương.

Bài tập 3.3 Tính công của một người đã thực hiện khi nâng một vật có khối lượng 20,0 kg từ mặt đất lên độ cao 1,2 m.

Bài tập 3.4:  Một lò sưởi điện có công suất 2,5 kW hoạt động trong khoảng thời gian từ 20h00 đến 24h00. Lò sưởi đã sử dụng bao nhiêu năng lượng điện?

Bài tập 3.5  Một ô tô có khối lượng $m = 1,30. 10^{3}$ kg di chuyển trên đoạn đương ABCD có dạng như hình 3.1, trong đó BC là đoạn đường nằm ngàn ở đô cao h = 50,0 m so với mặt phẳng nằm ngang chứa AD. Biết rằng BC = 20 km, gia tốc rơi tự do $g = 9,8 m/s^{2}$, độ dài các cung cong nối các đoạn đường thẳng với nhau rất nhỏ so với chiều dài của các đoạn thẳng đó, hãy tính công của trọng lực trên các đoạn đường AB, BC, CD.

Giải bài tập 3.5 trang 36 SBT vật lí 10 cánh diều

Bài tập 3.6 Một chiếc xe khối lượng m = 10,0 tấn, chuyển động trên mặt đường nằm ngang với vận tốc không đổi v = 40,0 km/h. Biết gia tốc rơi tự do $g = 9,8 m/s^{2}$.

a) Tính lực mà đường tác dụng lên xe.

b) Tính công của lực mà mặt đường tác dụng lên xe.

Bài tập 3.7 Trong giai đoạn gần tiếp đất, một giọt nước mưa có khối lượng m = 65,5 mg chuyển động thẳng đều với tốc độ v = 9,00 m/s. Biết rằng gia tốc rơi tự do hầu như không phụ thuộc vào độ cao và có giá trị g = 9,8 m/s

2. Tính công của trọng lực và công của lực cản thực hiện lên giọt nước mưa nói trên trong giai đoạn nó rơi từ độ cao h = 10,0 m xuống mặt đất, giả sử trong giai đoạn này khối lượng và hình dạng của giọt mưa đang xét hầu như không thay đổi.

Bài tập 3.8 Một người dùng lực F hợp với phương nằm ngang một góc $α=60^{\circ}$, để kéo vật có khối lượng m = 50,0 kg trượt trên mặt sàn nằm ngang một đoạn thẳng có độ dài s = 10,0 m với tốc độ không đổi. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là μ = 0,250; thành phần thẳng đứng của lực F hướng từ dưới lên trên, gia tốc rơi tự do g = 9,8 $m/s^{2}$. Tính:

a) Công của trọng lực.

b) Công của lực F.

c) Công của lực ma sát.

Bài tập 3.9 Một người dùng lực F hợp với phương nằm ngang một góc $α=30^{\circ}$, để đẩy vật có khối lượng m = 50,0 kg trượt trên mặt sàn nằm ngang một đoạn thẳng có độ dài s = 15,0 m với vận tốc không đổi. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là μ = 0,30; thành phần thẳng đứng của lực F hướng từ trên xuống dưới, gia tốc rơi tự do $g = 9,80 m/s^{2}$. Tính

a) Công của trọng lực.

b) Công của lực F.

c) Công của lực ma sát.

Bài tập 3.10: Một ô tô khối lượng m = 3,50 tấn đi hết một con đốc có chiều dài s = 100 m trong khoảng thời gian τ = 10,0 s với tốc độ không đổi. Biết rằng con dốc là một đường thẳng hợp với phương nằm ngang một góc $α=30^{\circ}$ và gia tốc rơi tự do là $g = 9,8 m/s^{2}$. Tính công và công suất của trọng lực trong các trường hợp

a) Ô tô đi lên dốc.

b) Ô tô đi xuống dốc.

Bài tập 3.11  Một vật có khối lượng m = 300 g được ném lên từ mặt đất với tốc độ ban đầu vo = 19,6 m/s theo hướng hợp với mặt đất nằm ngang một góc $α=30^{\circ}$. Bỏ qua lực cản của không khí, gia tốc rơi tự do $g = 9,80 m/s^{2}$. Tính công suất của trọng lực thực hiện lên vật.

a) Tại thời điểm t = 0.

b) Tại thời điểm vật đạt độ cao cực đại.

c) Tại thời điểm vật chạm đất.

Bài tập 3.12: Để múc nước từ dưới giếng lên bể người ta dùng một chiếc gầu có khối lượng $m_{o} = 500$ g. Để di chuyển ổn định (nước trong gầu không bị thất thoát ra ngoài trong quá trình kéo nước từ giếng lên bể) gầu đựng được một lượng nước có khối lượng tối đa m = 4,50 kg. Biết rằng khối lượng của dây gầu không đáng kể, mặt nước trong giếng cách mặt bể một khoảng h = 5,00 m, gia tốc rơi tự do $g = 9,80 m/s^{2}$. Trong các quá trình dùng gầu để đưa nước từ giếng lên bể.

a) Tính công toàn phần tối thiểu để đưa được M = 9,00 kg nước từ giếng lên bể.

b) Tính hiệu suất cực đại của quá trình múc nước.

c) Trong một lần đưa đầy gầu nước (gầu chứa 4,50 kg nước) từ giếng lên bể, người múc nước dùng lực có độ lớn F = 60,0 N để kéo gầu, tính công toàn phần và hiệu suất của lần múc nước này.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT vật lí 10 sách cánh diều chủ đề 3 bài 1 Năng lượng và công, Giải SBT vật lí 10 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT vật lí 10 sách cánh diều chủ đề 3 bài 1 Năng lượng và công . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT vật lí 10 cánh diều. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận