Danh mục bài soạn

Giải SBT KNTT Lịch sử 7 bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Hướng dẫn giải bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX SBT Lịch sử 7 KNTT. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. Trắc nghiệm: 

Bài tập 1. Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?

A. 2 500 năm TCN. 

B.1 500 năm TCN.

C. Cuối thế kỉ III TCN.

D. Đầu thế kỉ IV.

1.2. Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN – thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều

A. Gúp-ta.                     B. Đê-li.                      C. Mô-gôn.                         D. Hác-sa.

1.3. Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào

A. giữa thế kỉ XVIII.

B. cuối thế kỉ XVIII.

C. giữa thế kỉ XIX.

D. cuối thế kỉ XIX.

1.4. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì

A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc

B. xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh.

C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng.

D. hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước. 

1.5. Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triều Đê-li và Mô-gôn đó là

A. đều do người Hồi giáo lập nên.

B. đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị.

C. đều do người Mông Cổ thống trị.

D. đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên.

1.6. Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?

A. Xoá bỏ Hồi giáo. 

B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ.

C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ.

D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.

1.7. Ý nào không đúng về chữ Phạn của Ấn Độ.

A. Là ngôn ngữ – văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.

B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

C. Trở thành ngôn ngữ – văn tự sáng tạo các bộ kinh “khổng lồ” của Ấn Độ.

D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á.

1.8. Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là

A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.

B. tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.

C. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.

D. tất cả các đặc điểm trên.

Hướng dẫn trả lời

1D; 2A; 3C; 4A; 5D; 6C; 7D; 8A;

Bài tập 2. Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử và giải ngắn gọn câu sai.

A. Dưới thời Vương triều Gúp-ta, công cụ bằng sắt chưa phổ biến.

B. Vương triều Đê-li thực hiện chính sách cấm đoán khắc nghiệt Dong Hin-đu giáo

C. Từ thời Vương triều Đê-li, Hồi giáo được phát triển thành một tôn lớn ở Ấn Độ.

D. Vị vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là A-cơ-ba.

E. Vua A-cơ-ba đã xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở chỉ duy trì và phát triển Hồi giáo.

G. Chữ Phạn là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi thông dụng của người Ấn Độ hiện nay

Hướng dẫn trả lời:  

Câu đúng: C, D, G.

Câu sai:

  • A vì đã phổ biến công cụ bằng sắt
  • B vì Hin-đu giáo là tôn giáo thịnh hành Ấn Độ từ thời Vương triều Gúp-ta cho đến ngày nay
  • E vì vua A-cơ-ba xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo

Bài tập 3. Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

 

 Cột ACột B
1. Vương triều Giúp-ta a) Kinh tế có những tiến bộ vượt bậc nhờ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi, buôn bán với nhiều nước trên thế giới,... 
b) Chia đất nước thành 15 tỉnh, cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. 
c) Có biện pháp ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân. 
 2. Vương triều Đê-li  d) Tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
e) Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình. 
g) Đã thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ. 3. Vương triều Mô-gôn

Hướng dẫn trả lời

Ta có:

1 - a, g;

2 -  d, e;

3 -  b, c. 

B. Tự luận

Bài tập 1. a) Hãy lập và hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây) những nội dung phù hợp về Vương triều Mô-gôn, Vương triều Đê-li.  

Nội dungVương triều Đê-li  Vương triều Mô-gôn 
Tình hình chính trị 

 

 

Tình hình kinh tế  

 

Tình hình văn hoá – xã hội 

 

 

b) Từ đó, em hãy cho biết đánh giá của mình về vị trí của Vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ. 

Hướng dẫn trả lời

a) Vương triều Mô-gôn, Vương triều Đê-li:

Nội dungVương triều Đê-li  Vương triều Mô-gôn 
Tình hình chính trị 

 Truyền bá và áp đặt Hồi giáo.

Giành quyền ưu tiên ruộng đất và địa vị.

Ban hành thuế ngoại đạo.

Củng cố, xây dựng nhà nước theo hướng Ấn Độ hóa.

Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, một khối hòa hợp dân tộc, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

Tình hình kinh tế 

 Thu thuế ruộng đất ở mức cao.

Trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

Đo lại ruộng đất để định lại mức thuế đúng và hợp lí.

Thống nhất hệ thống cân đo và đo lường.

Tình hình văn hoá – xã hội 

 Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.

Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới”

Tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây

Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

Sáng tạo nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật vĩ đại.

 b) Đánh giá của mình về vị trí của Vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ:

Vương triều Đê-li có vai trò lớn trong việc truyền bá và phổ biến Hồi giáo ở Ấn Độ. Kinh tế Ấn Độ thời kì này tiếp tục được phát triển với nhiều thành thị xuất hiện, nông nghiệp được khuyến khích, quan hệ buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh. Tuy nhiên, do sự phân biệt về sắc tộc và tôn giáo nên mẫu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân. Vương triều Mô-gôn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Vương triều này có nhiều chính sách tích cực để đưa Ấn Độ đạt được bước phát triển mới, nhất là dưới thời trị vì của vua A-cơ-ba như: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá đạt nhiều thành tựu rực rỡ. 

Bài tập 2. Khai thác đoạn tư liệu và quan sát hình sau.

Tư liệu: Cuốn sách “Phật quốc kĩ" của nhà sư Pháp Hiển (Trung Quốc) đã ghi chép về Ấn Độ thế kỉ V, ca ngợi sự khoan hoà của pháp luật, đời sống sung túc và tự do của dân chúng, ca tụng vẻ nguy nga, tráng lệ của thành phố và các lâu đài,... sự quan tâm của nhà vua đối với dân chúng qua việc lập các nhà an dưỡng, bệnh xá,...

a) Tìm những từ/cụm từ mô tả về đất nước Ấn Độ trong đoạn tư liệu.

b) Từ kết quả câu a, em có nhận xét gì về Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta?

Hướng dẫn trả lời

a) Những từ/cụm từ mô tả về đất nước Ấn Độ trog đoạn tư liệu: sự khoan hoà; đời sống sung túc mà tự do; vẻ nguy nga, tráng lệ của thành phố và các lâu đài; sự quan tâm của nhà vua;  các nhà an dưỡng, bệnh xá,... 

b) Nhận xét: Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở miền Bắc Độ trên tất các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá,..

Bài tập 3. Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ SGK hoặc sách, báo và internet, hãy viết bài giới thiệu (10 – 15 câu) về một thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX mà em ấn tượng nhất

Trả lời: Gợi ý:

Chọn thành tựu: Tôn giáo, cụ thể là đạp phật.

Em ấn tượng nhất với Phật giáo ở Ấn Độ. Phật giáo ở Ấn Độ đã truyền bá và ảnh hưởng vô cùng sâu rộng tới Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tháp Mahabodhi, một Di sản thế giới của UNESCO, là một trong 4 thánh tích của Phật Thích-ca, nơi ông đã chứng đạo. Bảo tháp được vua Ấn Độ Ashoka xây vào thế kỷ thứ 3 TCN, và mang hình dáng hiện tại kể từ kỷ thứ 5 hoặc thế kỷ thứ 6 CN. Đây là một trong những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ, từ cuối thời kỳ Gupta. Phật giáo là một tôn giáo lớn ở trên thế giới, mà đã phát sinh trong và xung quanh vương quốc cổ Magadha (nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ), và được dựa trên những lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama), người được coi là "Phật" (người thức tỉnh). Phật giáo đã lan truyền ra bên ngoài nước Magadha trong khi Đức Phật còn sống.

Dưới thời trị vì của vua Ashoka nhà Maurya – một Phật tử mộ đạo, cộng đồng Phật giáo chia thành hai nhánh: Đại chúng bộ và Phật giáo Nguyên thủy (Sthaviravāda). Hai nhánh này lại truyền bá ra khắp Ấn Độ và chia thành nhiều tiểu phái. Trong thời hiện đại, hai chi nhánh lớn của Phật giáo còn tồn tại: Nam Tông (Theravada) ở Sri Lanka và Đông Nam Á, và Bắc Tông suốt dãy Himalaya và Đông Á.

Việc thực hành Phật giáo như là một tôn giáo riêng biệt và có tổ chức mất ảnh hưởng sau khi triều đại Gupta (khoảng thế kỷ thứ 7), và biến mất hoàn toàn ở tại nước nơi mà nó bắt nguồn vào đầu thế kỷ 13 bởi sự huỷ diệt của quân đội chính quyền Hồi giáo từ bên ngoài, nhưng nó không phải không để lại tác động lớn đáng kể. Thực hành Phật giáo phổ biến nhất và Phật giáo hiện diện lớn ở khu vực Himalaya như Sikkim, Ladakh, Arunachal Pradesh, các khu vực đồi núi Darjeeling ở Tây Bengal, khu vực Lahaul và Spiti vùng trên Himachal Pradesh. Những di tích cũng được tìm thấy ở Andhra Pradesh, nguồn gốc của Phật giáo Đại thừa. Phật giáo đã chính thức xuất hiện trở lại ở tại Ấn Độ vào giữa thế kỷ 20, bắt đầu từ phong trào Phật giáo Dalit do Bhimrao Ambedkar đứng đầu để đẩy mạnh và xúc tiến việc cải đạo cho người dân Ấn Độ từ Hindu giáo sang thành Phật giáo.[5] Theo Thống kê dân số năm 2010, Phật tử chiếm khoảng 0,8% dân số Ấn Độ, hoặc 9.250.000 người.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT KNTT Lịch sử 7 bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX, Giải SBT Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KNTT Lịch sử 7 bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận