Giải SBT KNTT Giáo dục công dân 7 bài 8 Quản lí tiền

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 8 Quản lí tiền trang 23 SBT GDCD 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

A. Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.

B. Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.

C. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chỉ tiêu quá nhiều.

D. Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.

Hướng dẫn trả lời:

A. Không đồng ý. Vì học sinh cần phải học cách quản lí tiền bạc để có kĩ năng phục vụ cuộc sống sau này.

B. Không đồng ý. Vì giữ tiền nếu được giáo dục đúng cách sẽ tạo điều kiện để rèn luyện kĩ năng quản lý tiền bạc, biết trân trọng đồng tiền.

C. Không đồng ý.  Vì Tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chỉ tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, càng cần phải biết tiết kiệm tiền, biết cân nhắc nên mua thứ gì thật là cần thiết.

D. Đồng ý. Vì quản lý tiền tốt sẽ cân bằng được giữa chi và tiêu, biết cách sống khoa học hơn, từ đó có một cuộc sống đày đủ hơn.

Bài tập 2: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây? Vì sao?

A.N thường vay tiền để chơi điện tử.

B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.

C. Để có thêm tiền chỉ tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo,...

D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.

Hướng dẫn trả lời

A. Không đồng tình. Vì hành động của N là sai, trò chơi điện tử chỉ nên chơi để giải trí, còn vay tiền để chơi là N đang không biết quản lý tiền bạc.

B. Không đồng tình. Vì H chưa biết quản lý tiền đúng cách, chi tiêu hoang phí không biết tiết kiệm, khi gặp khó khăn sẽ không có đủ điều kiện để xoay sở.

C. Không đồng ý.  Vì những công việc đó L chỉ nên làm để giúp đỡ bố mẹ, yêu thương ông bà, không nên tuyệt đối cứ làm việc nhà là đề nghị bố mẹ trả tiền mà nên duy trì ở mức độ bố mẹ có phần thưởng để khích lệ các con.

D.  Đồng ý.  Vì M đã thực hiện một trong những nguyên tắc quản lí tiền đó là: luôn đặt mục tiêu tiết kiệm và thực hiện tốt mục tiêu đó.

Bài tập 3: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

A. Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.

B. Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chỉ tiêu trong cả tháng.

C. Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.

D. B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.

Hướng dẫn trả lời

A. K làm vậy là chưa đúng, vì nhịn ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mà thay vào đó nên có cách tiết kiệm hợp lí hơn như giảm bớt đồ ăn vặt.

B. H làm vậy là chưa đúng, vì H không biết chi tiêu tiền hợp lý, chưa biết cách tiết kiệm tiền.

C. Việc làm của Q rất đáng khen vì biết tiết kiệm tiền, lên kế hoạch cụ thể.

D.Việc làm của B rất đáng khen. B là người có kế hoạch chi tiêu hợp lí vì khi ghi ra các món đồ cần mua như vậy thì ta sẽ quản lí được số tiền mình cần chi ra là bao nhiêu

Bài tập 4:  Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các trường hợp dưới đây:

a) L là bạn thân cùng lớp với V. Một hôm, L rủ V tham gia trò chơi trên mạng rất hấp dẫn lại có thể kiếm được tiền. Nếu là V, em sẽ khuyên L điều gì?

b)Trời đã tối, ngồi ôn thi trong phòng nhưng P vẫn không bật đèn để đỡ tốn tiền điện. Em có lời khuyên gì cho P?

Hướng dẫn trả lời:: 

a) Nếu là V, em sẽ khuyên L rằng các trò chơi kiếm tiền đó thường là lừa đảo và không nên tham gia, thay vào đó vẫn có nhiều cách kiếm tiền tốt hưn như phụ giúp bố mẹ...

b) Em sẽ khuyên P là làm như vậy không phải cách tiết kiệm tiền hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khuyên bạn nên bât đèn để học, và tiết kiệm đúng cách hơn.

Bài tập 5: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a) Em và H đang đi xem phim. H muốn mua trà sữa nhưng lại không có tiền. Em có tiền nhưng em dự định để dành số tiền này cho một việc khác. Em sẽ làm gì trong tình huống này? Vì sao?

b) Tháng trước, em vay tiền của G và hứa sẽ trả lại sau một tháng. Khi nhận được tiền mẹ cho để chỉ tiêu trong tháng này, em nhận ra rằng nếu trả số tiền đã vay của bạn thì sẽ không còn tiền để chỉ tiêu. Em có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

c) Em đang ở cửa hàng và rất thích một chiếc áo nhưng nếu mua nó em sẽ phải dùng số tiền chỉ tiêu trong tháng tới để mua. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

Hướng dẫn trả lời:

a) Em sẽ khuyên H  nên cùng nhau tiết kiệm bằng cách mua những thứ nước uống giad thấp hơn để hợp lý cho cả 2.

b) Em sẽ ngỏ lời xin lỗi H và trả trước H một phần số tiền, hứa số tiền còn lại khi có sẽ tả lại đây đủ; thực hiện chi tiêu hợp lý và tiết kiệm hơn để thực hiện đúng lời hứa.

c) Em sẽ lên kế hoạch tiết kiệm tiền để dịp khác có đủ tiền sẽ mua chiếc áo đó.

Bài tập 6: Mẹ cho em 150 000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

Hướng dẫn trả lời:

Em sẽ chi khoản liên hoan với số tiền nhỏ hơn 150 nghìn đồng, ăn uống lành mạnh và số tiền còn lại sẽ để dành cả nhóm đi chơi.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT KNTT Giáo dục công dân 7 bài 8 Quản lí tiền, Giải SBT Giáo dục công dân 7 tập 1 kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KNTT Giáo dục công dân 7 bài 8 Quản lí tiền . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công dân 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận