Giải SBT KNTT Giáo dục công dân 7 bài 7 Phòng, chống bạo lực học đường

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 7 Phòng, chống bạo lực học đường trang 23 SBT GDCD 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khoẻ thể chất.

D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục.

Hướng dẫn trả lời

A. Sai, vì bạo lực học đường còn có các biểu hiện khác như đe dọa tinh thần.

B. Đúng. 

C. Sai. Vì  vì bạo lực học đường còn gây ra ảnh hưởng tinh thần

D. Sai vì phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm cả cộng đồng, của tất cả mọi người

Bài tập 2:  Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi dưới đây? Vì sao?

A. N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa.

B. Dù muộn học nhưng T vẫn cố gắng tìm người giúp đỡ khi thấy một bạn học sinh cùng trường bị các bạn chặn đường đánh.

C. G làm đơn tố cáo bạn M trong trường vì đã bắt nạt mình.

D. H gửi video tới cô giáo chủ nhiệm để tố cáo hành vi bạo lực học đường của K với một người bạn trong lớp.

Hướng dẫn trả lời

A. Không đồng ý. Vì B đang bị bạo lực học dường và đó không phải cách giải quyết đúng.

B. Đồng ý. Vì T đã có trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực học đường.

C. Đồng ý. Vì M đã chọn cách giải quyết đúng đắn

D. đồng ý. Vì việc làm của H sẽ giúp ngăn chặn hành vi bạo lực học đường tiếp theo của K.

Bài tập 3: Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được một câu đúng về việc phòng, chống bạo lực học đường (Lưu ý: có thể ghép một cụm từ ở cột A với nhiều cụm từ ở cột B để tạo ra nhiều câu đúng).

Giải SBT KNTT Giáo dục công dân 7 bài 7 Phòng, chống bạo lực học đường

Hướng dẫn trả lời: 

Ta nối như sau: 

1- a,b,c,d
2- a,b,c,d
3 - a,b,cd
4- e
5-b,c

Bài tập 4 Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

A. Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt G vì G nhỏ bé và nhút nhát.

B. S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe doạ không được kể với ai.

C. Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q vội lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.

D. N muốn bỏ học vì liên tục bị nhiều bạn ở trường chế giễu.

Hướng dẫn trả lời

A. Không đồng ý. Hành động của các bạn trong lớp vi phạm bạo lực học đường và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới G.

B. Đồng ý. Vì kể với phụ huynh sẽ có cách giải quyết tốt và chấm dứt tình trạng này.

C. Hành động của Q là không đúng, không biết giúp đỡ bạn, thậm chí còn cổ súy cho hành động bạo lực.

D. N làm vậy là không đúng vì đó không phải giải pháo tốt, N cần nói rõ hoàn cảnh với thầy cô để có giải pháp tốt hơn.

Bài tập 5: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì. Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

b) Biết tin Ð bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Ð là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Ð và T?

c) Nhiều lần bị các bạn trong trường trấn lột tiền ăn sáng nhưng D giấu không kể lại với gia đình. Nếu là bạn của D, em sẽ nói gì với D?

Hướng dẫn trả lời

a) Nếu là N, em sẽ nói rõ rằng đọc nhật kí của bạn và xâm phạm quyền bí mật của họ, yêu cầu V trả lại, nếu V không trả lại thì sẽ trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp

b) Em sẽ Khuyên T nên kiềm chế, không nên hành xử với S như vậy, và khuyên T và S nên báo cáo sự việc với giáo viên để nhà trường xử lí theo đúng quy định.

c) Em sẽ khuyên D  nên kể lại sự việc với bố mẹ, giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ.

Bài tập 6: Em hãy nêu 5 nguy cơ có thể dẫn đến bạo lực học đường trong lớp học và đề xuất các biện pháp ứng xử phù hợp để phòng, tránh bạo lực học đường khi xuất hiện những nguy cơ đó.

Nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường

Biện pháp xử sự thích hợp để phòng, tránh bao lực học đường

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời

Nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường

Biện pháp xử sự thích hợp để phòng, tránh bao lực học đường

 Mâu thuẫn, hiểu lầm

  Hóa giải mâu thuẫn, củng cố đoàn kết

 Khác biệt về các sống, lời nói...

  Hòa đồng, tôn trọng bạn bè

Bài tập 7: Em hãy viết một bài luận ghi lại những cảm nghĩ của bản thân về thực trạng bạo lực học đường hiện nay.

Hướng dẫn trả lời

Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trang mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỉ luật chưa đủ sức răn đe. Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạọ lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT KNTT Giáo dục công dân 7 bài 7 Phòng, chống bạo lực học đường, Giải SBT Giáo dục công dân 7 tập 1 kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KNTT Giáo dục công dân 7 bài 7 Phòng, chống bạo lực học đường . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công dân 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận