Danh mục bài soạn

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Hướng dẫn giải chi tiết bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc bộ sách Kết nối tri thức. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Khoa học tự nhiên 6

1. Lực tiếp xúc

  • Khi nâng tạ và khi đá bóng hình 38.1a và 38.1b, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau hay không?

 Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

  • Em hãy tìm các ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống
=> Trả lời:
  • Khi nâng tạ: vật gây ra lực là tay con người, vật chịu tác dụng của lực quả ta

  • Khi chuyền bóng: vật gây ra lực là chân cầu thủ, vật chịu tác dụng của lực là quả bóng

  • Các vật trên có tiếp xúc với nhau

  • Ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống:

  • Khi ta bưng bê hộp, tay ta và hộp tiếp xúc nhau, và tay ta đã tác dụng lên hộp một lực

  • Khi ra đóng cửa phòng, tay ta và cánh cửa tiếp xúc nhau, và tay ta đã tác dụng lên cánh cửa một lực

2. Lực không tiếp xúc

  • Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm. Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật có tiếp xúc với nhau hay không?

 Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

  • Theo em có sự khác biệt nào về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2

 Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

  • Em hãy tìm các ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống
=> Trả lời:
  • Viên bi sắt bị kéo về phía nam châm do có lực hút từ nam châm tác dụng lên viên bi

Hình 38.2: vật gây ra lực là nam châm, vật chịu tác dụng của lực là viên bi sắt

Hình 37.2: vật gây ra lực là trái đất, vật chịu tác dụng của lực là quả táo 

Các vật trên không tiếp xúc với nhau

  • Sự khác biệt về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2 đó là: có lực tác dụng khi hai vật ở hình 38.1a tiếp xúc với nhau, có lực tác dụng khi hai vật ở hình 38.2 không tiếp xúc với nhau

  • Ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống:

    • Lực hấp dẫn của trái đất giữ cho các vệ tinh nhân tạo quay xung quanh trái đất

    • Cục nam châm đặt trên bàn hút tất cả các vật bằng sắt xung quanh 

BÀI TẬP

1. Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

2. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.

B. I.ực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.

C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.

D. Lực hút giữa Trái Đất và Mật Trăng.

3. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.

B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng,

C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyền sách đặt trên mặt bàn.

D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm.

=> Trả lời:

1. Ví dụ

  • Lực tiếp xúc: Lực khi tay bưng bê đồ vật, lực khi chân đá vào quả bóng

  • Lực không tiếp xúc: Lực nam châm hút các vật sắt, lực trái đất hút quả bị rụng

2. Chọn đáp án B

3. Chọn đáp án C

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập kết nối tri thức lớp 6, sách bài tập ngữ văn 6 sách kết nối tri thức, giải SBT văn 6 sách mới, bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc sách bài tập kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoài Nguyễn tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận