Danh mục bài soạn

Giải SBT kết nối tri thức ngữ văn 6 bài Đọc mở rộng

Hướng dẫn giải chi tiết bài Đọc mở rộng bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Ngữ Văn 6.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài tập 1:

Tìm đọc một số truyền thuyết kế về những người anh hùng tương tự các văn bản đã học trong bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ những truyền thuyết mà em đã đọc vào nhật kí đọc sách.

Hướng dẫn trả lời: 

Khi đọc, các em cần nắm được nội dung cơ bản của văn bản; trình bày được một số yếu tố của truyền thuyết (cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo).

Em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của một truyền thuyết:

- Các sự kiện chính trong câu chuyện diễn ra theo trình tự nào (cốt truyện)?

- Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào (nhân vật)?

- Dựa vào đâu để phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật (lời người kể chuyện và lời nhân vật)?

- Truyện có những chi tiết kì ảo nào? Những chi tiết kì ảo đó có tác dụng (ý nghĩa) như thế nào? Bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết. Hãy điền đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế để chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một truyền thuyết mà em đã đọc. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách dưới đây:

 

Bài tập 2:

Tìm đọc một số truyện cổ tích có nội dung gần gũi với các văn bản đã học trong bài 7. Thế giới cổ tích. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ những truyện cổ tích mà em đã đọc vào nhật kí đọc sách.

Hướng dẫn trả lời: 

Khi đọc, các em cần nắm được nội dung cơ bản của văn bản; trình bày được một số yếu tố của truyện cố tích (cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo).

Em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của truyện cổ tích:

- Các sự kiện chính trong câu chuyện diễn ra theo trình tự nào?

- Truyện có liên quan đến sự kiện hay nhân vật lịch sử nào (cốt truyện)?

- Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trong truyện gồm những ai (nhân vật)?

- Đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật (lời người kể chuyện và lời nhân vật)?

-  Truyện có những chi tiết kì ảo nào? Những chi tiết kì ảo đó có tác dụng (ý nghĩa) như thế nào đối với câu chuyện được kể?

Bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích. Lưu ý cách mở đầu thường gập trong các truyện cổ tích "Ngày xửa ngày xưa..." hay “Ngày xưa.. " những nhân vật không có họ tên nhưng phẩm chất tốt xấu rất rõ ràng,...

Nhớ ghi đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết. Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một truyện cố tích mà em đã đọc. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở bài tập 1.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập kết nối tri thức lớp 6, sách bài tập Ngữ Văn 6 sách KNTT, giải SBT Ngữ Văn 6 sách mới, bài Đọc mở rộng sách bài tập kết nối tri thức và cuộc sống
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT kết nối tri thức ngữ văn 6 bài Đọc mở rộng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT ngữ văn 6 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thảo Nguyên1 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận