Danh mục bài soạn

Giải SBT kết nối tri thức ngữ văn 6 bài Đọc mở rộng

Hướng dẫn giải chi tiết bài Đọc mở rộng bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Ngữ Văn 6.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài tập 1:

Tìm đọc một số bài thơ lục bát viết về quê hương đất nước tương tự các văn bản đã học trong bài 4. Quê hương yêu dấu. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ bài thơ đã đọc vào nhật kí đọc sách.

Hướng dẫn trả lời: 

  Khi đọc, em cần nắm được nội dung cơ bản của bài thơ; nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát; bước đấu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thế hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Em có thế tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu nội dung cơ bản; nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Đặc biệt, em cần lưu ý vận dụng kiến thức đã học về thơ lục bát ở bài 4. Quê hương yêu dấu để tìm hiểu bài thơ mà em đọc:

- Bài thơ có mấy khổ?

- Mỗi khố có mấy dòng?

- Những tiếng nào (gieo) vần với nhau?

- Các đặc điểm về thanh điệu và nhịp của thế thơ lục bát thế hiện như thế nào qua bài thơ em đọc?

  Bằng cách đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc thơ lục bát. Nhớ điền đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế để chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết. Đọc mở rộng tại lớp khi được yêu cầu cùng các bạn thảo luận, trao đổi về một bài thơ lục bát em yêu thích. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở trang 62.

 

Bài tập 2:

Tìm đọc một số văn bản thuộc thể loại kí (du kí) viết về các vùng miền của đất nước tương tự các văn bản đã học trong bài 5. Những nẻo đường xứ sở. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ tác phẩm kí đã đọc vào nhật kí đọc sách.

Hướng dẫn trả lời: 

Khi đọc, em cần nắm được nội dung cơ bản của văn bản; nhận biết được người kể chuyện, cách ghi chép và cách kể chuyện trong bài kí.

Khi đọc, em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu nội dung cơ bản và nét độc đáo của bài kí thể hiện qua sự việc được kể và cách kể chuyện, chẳng hạn:

- Sự việc nào được kế trong bài kí này? Ai là người kể?

- Có những chi tiết nào thể hiện nét đặc sắc trong cách kể sự việc và miêu tả cảnh vật, con người mà người viết quan sát được?

- Hình ảnh nào trong bài kí gây ấn tượng nhiều nhất đối với em?

Bằng cách đặt và trả lời những câu hởi đó, em từng bước có kĩ năng đọc vẫn bản kí. Lưu ý, kí là một loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép những sự việc xác thực chứ không dựa trên hư cấu như văn bản truyện. Nhớ điền đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này không chỉ để hoàn thành bài tập mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đối, thảo luận về một tác phẩm kí đã đọc. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở trang 62.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập kết nối tri thức lớp 6, sách bài tập Ngữ Văn 6 sách KNTT, giải SBT Ngữ Văn 6 sách mới, bài Đọc mở rộng sách bài tập kết nối tri thức và cuộc sống
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT kết nối tri thức ngữ văn 6 bài Đọc mở rộng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT ngữ văn 6 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thảo Nguyên1 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận