Danh mục bài soạn

Giải SBT kết nối tri thức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài : Khám phá nghề truyền thống ở nước ta

Hướng dẫn giải chi tiết bài Khám phá nghề truyền thống ở nước ta bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.

Câu hỏi 1: Đánh dấu X vào những phương án em chọn.

1. Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng nào?

a/ Làm các sản phẩm thủ công bằng đổi bàn tay khéo léo

b/ Khai thác nguyên liệu có sản (như: đất, đá,...) tại địa phương để làm sản phẩm

c/ Truyền nghề từ những nghệ nhân hoặc người đi trước

d/ Sử dụng máy móc để thực hiện tất cả các công đoạn làm ra sản phẩm

2. Địa phương em có nghề truyền thống thuộc lĩnh vực nào?

a/ Lĩnh vực nông nghiệp (ví dụ: nghề trồng lúa, nghề trồng hoa,...)

b/ Lĩnh vực thủ công nghiệp (ví dụ: nghề làm đồ gốm, nghề làm đồ gỗ thủ công mĩ nghệ, nghề dệt thổ cẩm,...)

3. Nghề truyền thống đem lại những lợi ích gì?

a/ Góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

b/ Tạo công ăn, việc làm, đem lại thu nhập cho người làm nghề truyền thống

c/ Làm cho cuộc sống của mọi người ngày càng tiện nghỉ, đầy đủ hơn

d/ Góp phần phát triển du lịch cho địa phương, đất nước

Hướng dẫn trả lời: 

1- a, b, c

2, Nghề truyền thống ở địa phương em

a/ Lĩnh vực nông nghiệp: nghề trồng lúa.

b/ Lĩnh vực thủ công nghiệp: nghề làm chiếu

3- a, b, d

Câu hỏi 2: Em hãy điền kế hoạch tìm hiểu một nghề truyền thống vào chỗ trống dưới đây:

- Tên nghề truyền thống dự định tìm hiểu

- Mục đích tìm hiểu nghề (Tại sao em tìm hiểu nghề này?)

- Thời gian tìm hiếu nghề: Từ.........................................đến.........................

- Nội dung tìm hiểu nghề (Tìm hiểu những điều gì về nghề truyền thống?)

- Những hoạt động em sẽ tiến hành khi tìm hiểu nghề - cách tiến hành hoạt động (ví dụ: Thu thập thông tin về các hoạt động của nghề bằng cách tra cứu trên Internet; Quan sát các hoạt động của người làm nghề,...):

- Kết quả mong đợi.

Hướng dẫn trả lời: 

- Tên nghề truyền thống dự định tìm hiểu: nghề làm gốm

- Mục đích tìm hiểu nghề: hiểu được quy trình làm ra được một sản phẩm đẹp và biết cách làm gốm.

- Thời gian tìm hiếu nghề: Từ thứ hai đến thứ hai tuần sau.

- Nội dung tìm hiểu nghề: các bước làm và cách hoàn thiện một sản phẩm.

- Những hoạt động em sẽ tiến hành khi tìm hiểu nghề - cách tiến hành hoạt động: Thu thập thông tin về các hoạt động của nghề bằng cách tra cứu trên Internet. quan sát trực tiếp các hoạt động của người làm nghề.

- Kết quả mong đợi: hiểu rõ và chi tiết về nghề làm gốm.

Câu hỏi 3: Ghi nội dung phỏng vấn người làm nghề truyền thống mà em và các bạn trong nhóm đã thiết kế được vào bảng dưới đây:

Hướng dẫn trả lời: 

Học sinh phỏng vấn trực tiếp và ghi lại kết quả.

Câu hỏi 4: Trình bày kết quả tìm hiểu về một nghề truyền thống và những cảm nhận của em về nghề truyền thống đó.

Hướng dẫn trả lời: 

- Học sinh trình bày kết quả mình tìm hiểu được về nghề truyền thống và nêu cảm nhận.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập kết nối tri thức lớp 6, sách bài tập hoạt động trải nghiệm 6 sách KNTT, giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 sách mới, bài Khám phá nghề truyền thống ở nước ta sách bài tập kết nối tri thức và cuộc sống
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT kết nối tri thức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài : Khám phá nghề truyền thống ở nước ta . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thảo Nguyên1 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận