Danh mục bài soạn

Giải SBT CTST lịch sử 7 bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) bộ sách bài tập lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Lịch sử 7

Câu 1: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào trước các dữ kiện cho phù hợp. 

Trả lời: 

Năm 1416, tại Lũng Nhai, một địa điểm gần Lam Sơn, Nguyễn Trãi cùng 18 chiến hữu thân cận nhất làm lễ thế kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước. -> Đ

Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Vạn Thắng Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. -> S

Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp liên tiếp, tình thế nguy khốn. Một trong 18 hào kiệt Lũng Nhai là Lê Lợi đã đóng giả làm Lê Lai để nhử địch, cứu chủ tướng khỏi bị truy sát, giải vây cho cuộc khởi nghĩa. -> S

Mùa hè năm 1424, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn, từng bước khôi phục và phát triển lực lượng.->S

Tháng 9 – 1426, Vương Thông mở cuộc tấn công vào Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội) nhưng rơi vào trận địa bị phục kích, tổn thất nặng nề. -> S

Cuối năm 1427, nghe tin Liễu Thăng đầu hàng nghĩa quân Lam Sơn, Mộc Thanh dẫn quân tháo chạy về nước. -> S

Năm 1424, theo kế hoạch mà Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An. -> Đ

Hội thề Đông Quan được tổ chức vào cuối năm 1427 tại phía nam thành Đông Kinh. -> S

Nguyễn Trãi đề cao nghệ thuật “tâm công". Ông đã viết hàng chục lá thư dụ hàng quân Minh. -> Đ

Cho đến cuối năm 1425, nghĩa quân đã giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. -> Đ

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 2: Dựa vào sơ đồ tóm tắt những sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn, hãy xác định các mốc sự kiện thuộc giai đoạn nào của khởi nghĩa Lam Sơn. Giải SBT CTST lịch sử 7 bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Câu 3: Quan sát lược đồ dưới đây và hoàn thành các nội dung:

Câu 4: So sánh sự giống nhau và khác nhau về cách đánh của nghĩa quân Lam Sơn trong hai trận đánh tiêu biểu là Tốt Động - Chúc Động (11-1426) và Chi Lăng - Xương Giang (10,11-1427) và hoàn thành bảng dưới đây. 

Câu 5: Dựa vào hai tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi: 

Kế sách “vây thành, diệt viện”:

Bàn về kế sách đánh giặc, Lê Lợi nói: “Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành bền vững hàng năm hàng tháng không hạ được, khi ấy quân ta sức mỏi chí nhụt, nếu viện binh của giặc lại đến thì trước mặt, sau lưng đều bị tấn công, đó là con đường nguy hiểm. Chi bằng nuôi sức quân, mài giũa tinh thần sắc bén, để đợi viện binh của giặc. Viện binh giặc bị phá thì thành giặc nhất định phải hàng. Như thế là nhất cử lưỡng tiện, là mưu chước vẹn toàn.

(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 275)

Chiến lược “tâm công”:

...Nguyễn Trãi nhân danh nghĩa quân Lam Sơn

, nhân danh Lê Lợi viết thư dụ hàng gửi cho các tướng chỉ huy quân Minh như Trần Trí, Sơn Thọ, Phương Chính, Lý An, Thái Phúc, Đà Trung, Vương Thông và các ngụy quan cao cấp như Trần Phong, Lương Nhữ Hốt,... Qua các thư từ đó, Nguyễn Trãi đã tiến hành một cuộc đấu tranh tâm lí với kẻ thù một cách có hệ thống, bền bỉ và hiệu quả. Rất nhiều thành luỹ của quân Minh bị thu phục bởi chính sách dụ hàng. Đầu Đinh Mùi (1427), quân tướng nhà Minh trong các thành Tân Bình, Thuận Hoá, Nghệ An, Diễn Châu, Điêu Diêu đã lần lượt nộp thành đầu hàng. Sau đó, các thành Thị Cầu, Tam Giang cũng chịu ra hàng.

(Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam tập 3,

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, trang 237)

1. Em hiểu như thế nào về kế sách "vây thành, diệt viện"?

2. Chiến thuật "tâm công" do Nguyễn Trãi đề xướng đã góp công lao gì trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 

Câu 6: Từ thông tin trong bài kết hợp với tư liệu dưới đây, hãy hoàn thành thẻ nhớ về Lê Lợi. 

Từ thông tin trong bài kết hợp với tư liệu dưới đây, hãy hoàn thành thẻ nhớ về Lê Lợi

Câu 2: Dựa vào đoạn kí sự được trích trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký mô tả vùng đất Nam Bộ vào thế kỉ XIII:

“Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư, các ngả khác có nhiều bãi cát thuyền lớn không đi được. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào, thế nên các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông.

...Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cảnh đồng ruộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kế rờn rờn. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng tựu họp từng bày trong vùng này". (Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, bản dịch Lê Hương, NXB Ki nguyên mới, Sài Gòn,

1973, trang 80)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Chu Đạt Quan mô tả về

A. lũ lụt ở một vùng đất.

B. cuộc sống ở một vùng đất.

C. cảnh hoang vu không có sự hiện diện của con người.

D. cách đi vào bằng đường sông.

2. Câu nào thể hiện rõ nhất ý tưởng chính của đoạn kí sự?

A. Sông này có hàng chục ngả nhưng người ta chỉ có thể vào được ngả thứ tư.

B. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê rờn rờn. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng họp từng bầy.

C. Các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông.

D. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút.

Câu 3: Hoàn thành bảng tóm tắt về những nét đặc trưng của kinh tế Chăm-pa từ thế kỉ X - XVI.

Câu 4: Giải mã ô chữ hàng dọc (9 chữ cái).

1. Hàng ngang thứ nhất (5 chữ cái): Tên một trong ba châu của Chăm-pa sáp nhập và Đại Việt năm 1069.

2. Hàng ngang thứ hai (4 chữ cái): Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của Chăm-pa và Phù Nam.

3. Hàng ngang thứ ba (6 chữ cái): Tên vương quốc cổ ở địa bàn vùng đất Nam Bộ (thế kỉ I – VII).

4. Hàng ngang thứ tư (6 chữ cái): Dòng sông ở phía nam Hải Vân (Quảng Nam), nối liền hai di sản văn hoá của thế giới.

5. Hàng ngang thứ năm (13 chữ cái): Di sản văn hoá thế giới, khu đền tháp của Chăm-pa.

6. Hàng ngang thứ sáu (7 chữ cái): Tên vùng đất trước đây là “Kinh thành Sư Tử” của Vương quốc Chăm-pa.

7. Hàng ngang thứ bảy (7 chữ cái): Tên vương quốc đã xâm chiếm Phù Nam vào thế kỉ VII.

8. Hàng ngang thứ tám (6 chữ cái): Tên thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Chăm-pa (thuộc Bình Định ngày nay).

9. Hàng ngang thứ chín (9 chữ cái): Tên vị công chúa đã đem về cho đất nước hai châu Ô, Ri qua cuộc hôn nhân với vua Chế Mân.

Ô chữ hàng dọc (9 chữ cái): Lễ hội truyền thống của Chăm-pa, giống như tết Nguyên đán của Việt Nam.

Câu 5: Tìm hiểu thêm điệu Nam Bình của ca Huế và cho biết bài dân ca xứ Huế đề cập đến hình ảnh của người phụ nữ nào trong lịch sử dân tộc. Bà có công lao gì đối với đất nước?

Câu 6: Theo em, câu ca dao sau miêu tả thực trạng của vùng đất nào và vào thời điểm nào của lịch sử dân tộc?

“Rừng thiêng, nước độc thú bầy,

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT lịch sử 7 chân trời sáng tạo, giải sách bài tập lịch sử và địa lí phần lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 19, giải SBT lịch sử 7 CTST bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT CTST lịch sử 7 bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận