Danh mục bài soạn

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 2 Tri thức Lịch sử và cuộc sống

Hướng dẫn giải bài 2 Tri thức Lịch sử và cuộc sống SBT lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Em hãy kể tên một đồ vật gia truyền hay một tục lệ riêng của gia đình em vẫn được duy trì đến ngày nay. Giải thích vì sao có đồ vật hoặc tục lệ này.

Hướng dẫn trả lời:

Đồ vật gia truyền: trang phục dân tộc, vòng bạc

Bài tập 2: Hãy đọc tư liệu dưới đây và cho biết Trần Hưng Đạo đã tìm hiểu và kế thừa những sử liệu nào để làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Qua bài học này, em có thể học được điều gì có ích cho cuộc sống của bản thân?

        “Miếu Vua Bà đặt cạnh đền thờ Trần Hưng Đạo bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử thuộc phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

         Theo các cụ quản lí di tích miếu Vua Bà kể lại: Xưa kia có bà bán hàng nước bên gốc cây Quếch cổ thụ. Trước khi trận chiến Bạch Đằng xảy ra, Trần Hưng Đạo đã đi thị sát vùng cửa sông Bạch Đằng và đã hỏi bà hàng nước về con nước thuỷ triều lên xuống. Bà đã cung cấp cho Trần Hưng Đạo lịch con nước thuỷ triều và địa thế lòng sông để Trần Hưng Đạo xây dựng trận địa cọc và bố trí quân mai phục. Bà còn mách bảo trại Yên Hưng nhiều cỏ cây dễ cháy hãy làm bè mảng mà thiêu đốt thuyền giặc. Sau khi thắng giặc, Trần Hưng Đạo đã quay lại tìm bà hàng nước nhưng không thấy, liền xin vua Trần sắc phong bà làm Vua Bà và lập miếu thờ bên cạnh cây Quếch cổ thụ.”

Hướng dẫn trả lời:

Để làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã tìm hiểu và kế thừa những sử liệu về:

thủy triều của sông Bạch Đằng.
Địa thế lòng sông Bạch Đằng.
Địa vật hai bên bờ sông Bạch Đằng.
Kinh nghiệm cắm cọc trên sông của những anh hùng trước.

Bài tập 3: Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

  • Ô số 1 (13 chữ cái): Nơi diễn ra ba trận thuỷ chiến quan trọng thời Ngô, Tiền Lê và Trần.
  • Ô số 2 (17 chữ cái): Hai trận quyết chiến chiến lược trong khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Ô số 3 (13 chữ cái): Tuyến phòng thủ quan trọng của nhà Lý trong trận chiến chống quân xâm lược Tống.
  • Ô số 4 (14 chữ cái): Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm trong trận đánh lịch sử nào?
  • Ô số 5 (11 chữ cái): Chiến thắng lịch sử buộc Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève).

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 2 Tri thức Lịch sử và cuộc sống

  • Ô chữ chủ (12 chữ cái trong ô xám đậm): Một trong những giá trị quan trọng của khoa học lịch sử đối với hiện tại và tương lai là ..........................................................................

Hướng dẫn trả lời:

Ô số 1: Sông Bạch Đằng
Ô số 2: Chi Lăng Xương Giang 
Ô số 3: Sông Như Nguyệt 
Ô số 4: Rạch Gầm Xoài Mút
Ô số 5: Điện Biên Phủ 
Ô chữ chủ: Bài học Lịch sử

Bài tập 4: Em hãy lập hồ sơ thông tin về di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long. Hãy nêu suy nghĩ của em về giá trị của di tích đối với cuộc sống xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau.

Hướng dẫn trả lời:

  • Hồ sơ thông tin về di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long: 

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng qua nhiều triều đại phong kiến của Việt Nam, có địa chỉ tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Hoàng thành Thăng Long chính thức được gọi tên và xây dựng quy củ kể từ năm 1010 ngay sau khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La.

Thời các vua Lê, kinh thành vẫn ở Thăng Long nhưng được đổi tên thành Đông Kinh bắt đầu từ thời vua Lê Thái Tổ. Trải qua các triều đại thời nhà Lê, Đông Kinh thành được xây đắp mở rộng thêm ra mấy nghìn trượng vô cùng rộng lớn.
Từ năm 1788 tới năm 1888, trải qua rất nhiều biến động lịch sử Hoàng thành Thăng Long gần như đã bị phá hủy hoàn toàn. Ngoại trừ cột cờ và cửa Bắc, tất cả những gì còn sót lại của Hoàng thành đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng lại theo ghi chép lịch sử.


  • Suy nghĩ của em về giá trị của di tích đối với cuộc sống xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau: 
Minh chứng duy nhất về sự tiến hoá của nền văn minh dân tộc trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á tại vùng Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ từ thế kỉ VII được tiếp nối đến thế kỉ XIX, XX
Khu di tích duy nhất có bề dày lịch sử văn hoá trên 10 thế kỉ liên tục với vai trò là trung tâm quyền lực và kinh đô quốc gia. Là không gian hội tụ đầy đủ 3 cơ sở sử liệu về nhận thức Thăng Long - Hà Nội: Tư liệu lịch sử, di tích trên mặt đất và di tích khảo cổ học trong lòng đất.
Giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kĩ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan độc đáo. Năm 2010, được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới.
Mở ra những cơ hội hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị cho di sản.

Bài tập 5: Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử được em vận dụng vào thực tiễn.

Hướng dẫn trả lời:

Tri thức được tiếp nhận: Lịch sử kháng chiến chống quân Mông Nguyen của nhà Trần

Vận dụng: Phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái.

Bài tập 6: Em hiểu như thế nào là cội nguồn? Vì sao con người có nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn của bản thân và xã hội?

Hướng dẫn trả lời:

  • Cội nguồn: là gốc rễ, là tổ tiên, là những người, là những nơi đã sinh ra ta, rộng hơn chính là thế hệ đi trước của con người.
  • Tìm hiểu về cội nguồn là một nhu cầu tự thân của con người

Bài tập 7 Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, quá khứ có mối quan hệ nhân quả, gắn kết chặt chẽ với hiện tại và tương lai.

Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị 

  • Giúp con người hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai.
  • Hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng những gì quá khứ để lại.

Bài tập 8: Hãy kể 3 tri thức lịch sử, bài học lịch sử mà em tiếp nhận và vận dụng vào thực tiễn.

Hướng dẫn trả lời:

3 tri thức lịch sử mà em tiếp nhận:

Mốc thời gian ra đời của nhà nước Văn Lang.

Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc trước cuộc xâm lược của quân Nam Việt
Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu năm 1991.

Bài tập 9 Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1.Tri thức lịch sử là tất cả

A. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.

B. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.

C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.

D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.

Câu 2 Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng nào dưới đây?

A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng

B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết,...

C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành,...

 D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử từ trải nghiệm thực tế?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng... được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích luỹ từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích luỹ.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích luỹ.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích luỹ từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

Câu 5 Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:

A. xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại.

B. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.

C. xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.

 D. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.

Câu 6 Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn đề khi thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?

A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

C. Đề xuất phương pháp thực hiện.

 D. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

Câu 7. Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu phải

A. chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.

C. lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

 D. ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

Câu 8 Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào dưới đây?

A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.

B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Câu 9. Mộc bản triều Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới đây?

A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

D. Tri thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

Câu 10 Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng?

A. Bảo tàng.

B. Thư viện.

C. Trung tâm lưu trữ.

D. Nhà văn hoá.

Hướng dẫn trả lời: 

 1 A; 2 D; 3 A; 4B; 5B; 6A; 7D; 8D; 9B; 10 A

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 2 Tri thức Lịch sử và cuộc sống, Giải SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 2 Tri thức Lịch sử và cuộc sống . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận