Danh mục bài soạn

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 19 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Hướng dẫn giải bài 19 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SBT lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách " Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1.  Hãy tìm hiểu thành phần dân tộc nơi em sinh sống (phường/xã/thị trấn) và hoàn thành nội dung theo bảng dưới đây:

STT

Dân tộc

Số dân

Ngữ hệ

Hoạt động sản xuất chính

Hoạt động văn hóa chính

1

 

    

2

 

    

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời: 

STT

Dân tộc

Số dân

Ngữ hệ

Hoạt động sản xuất chính

Hoạt động văn hóa chính

1

Kinh

Khoảng 7,8 triệu người

Nam Á

Trồng lúc nước, chăn nuôi, kinh doang buôn bán, …

Nếp sống giản dị hằng ngày như tập quán ăn trầu cau, uống chè xanh.

Cơm được nấu từ gạo nếp, gạo tẻ là món ăn chính, ngoài ra còn có cháo hoặc xôi. Họ có nhiều món ăn dân gian đặc trưng riêng biệt như mắm tôm, trứng vịt lộn.

Nhà của người Kinh thường là nhà trệt, giữa nhà thường đặt bàn thờ gia tiên.

2

Thái

Khoảng 7 nghìn người

Thái- Kađai

Dệt thổ cẩm, trồng lúa nước, làm võng từ cây Gai, …

Những mái nhà sàn truyền thống với kiến trúc độc đáo nép mình dưới chân núi...,

Thưởng thức rượu cần và hòa mình vào trong những lời ca điệu nhảy của bà con.

Ngoài ra còn có những món ăn đặc sắc của đồng bào Thái như: Cơm lam, cá nướng, canh bồi, măng loi...

3

 Tày

 Khoảng 19 nghìn người

 Thái- Kađai

 Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 Lễ hội bản địa, múa bát,…

Bài tập 2. Tìm hiểu và hoàn thành bảng thông tin về đời sống vật chất và tinh thần một số dân tộc dưới đây:

 

Khmer

Mường

Ê Đê

H’Mông

Hoa

Tày

Số dân

 

     

Nhóm ngôn ngữ

 

     

Địa bàn cư trú chính

 

 

 

 

 

 

Tín ngưỡng, tôn giáo

 

     

Ngành sản xuất chính

 

     

Lễ hội nổi bật

 

     

Hướng dẫn trả lời: 

Khmer

Mường

Ê Đê

H’Mông

Hoa

Tày

Số dân

1.319.652

1.452.095

398.671

1.393.547 

749.466

1.845.492

Nhóm ngôn ngữ

Môn - Khơ Me

Việt - Mường

Malayô-Pôlinêxia

Mông - Dao

Hán

1.845.492

Địa bàn cư trú chính

Đồng bằng sông Cửu Long

Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ...

Miền trung Tây nguyên

Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo.

Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh

 

Tín ngưỡng, tôn giáo

Thờ Phật, tổ tiên và thực hành các nghi lễ nông nghiệp như cúng thần ruộng (neak tà xiê), gọi hồn lúa (ok ang leok), thần mặt trăng (ok ang bok)

Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gia thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang. Thi hài người chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục rồi để vào trong quan tài. Tang lễ do thầy mo chủ trì, dẫn dắt.

Khi một trong hai người qua đời thì gia đình và dòng họ của người quá cố phải có người đứng ra thay thế theo tục "nối dòng" (chuê nuê) để cho người sống không bao giờ đơn lẻ, sợi dây luyến ái giữa hai dòng họ Niê và Mlô không có chỗ nào bị đứt theo lời truyền bảo của ông bà xưa.

 

Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ (thần bếp, thổ địa, thần tài...) và một số vị thánh và bồ tát (Quan Công, bà Thiên Hậu, ông Bổn, Nam Hải Quan Âm...)

Chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra còn thờ cúng thổ công, vua bếp, bà mụ.

Ngành sản xuất chính

Nông nghiệp dùng cày và trồng lúa nước

Nông nghiệp ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu

Trồng lúa rẫy theo chế độ luân khoảnh

Làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch.

Ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính, ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán...

Có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng

Lễ hội nổi bật

Tết Chuôn chnam Thmây.

Lễ chào mặt trăng

Hát Xéc bùa, thường, bọ mẹng, ví đúm, …

Người ê Ðê ăn tết vào tháng chạp (tháng 12 lịch âm) khi mùa màng đã thu hoạch xong (không vào một ngày nhất định, tuỳ theo từng buôn). Sau tế ăn mừng cơm mới (hmạ ngắt) rồi mới đến tết (mnăm thun) ăn mừng vụ mùa bội thu

Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Khèn, trống còn được sử dụng trong đám ma, lúc viếng, trong các lễ cúng cơm. Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình.

Trong một năm có nhiều ngày lễ tết: Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Ðoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu.

 Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng 7, cúng các vong hồn là những tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả. Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trước khi thu hoạch là những cái tết rất đặc trưng cho dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Bài tập 3. Tìm hiểu và cho biết nét đặc trưng về trang phục của một số dân tộc dưới đây:

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 19 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 19 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 19 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Hướng dẫn trả lời: 

1. Người Ba Na:

  • Bộ trang phục gồm: Đàn ông mặc áo chui đầu, cổ xẻ, hở ngực, cộc tay, đóng khố hình chữ T. Phụ nữ mặc áo chui đầu, không xẻ cổ kết hợp với váy. Váy của phụ nữa Ba Na không được may lại mà nó chỉ là một tấm vải đen được quấn quanh thân dưới. 
  • Hoa văn: Các họa tiết trong trang phục của người Ba na là những hình khối đối xứng mang tính biểu tượng cao. Họa tiết đối xứng phản ánh quan niệm về vũ trụ, trời - đất, âm - dương lấy thiên nhiên làm hình mẫu. Mỗi tấm thổ cẩm được làm ra là một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ từ những nét cách điệu hình học.

2. Người Gia Rai:

  • Bộ trang phục gồm: Nam giới Gia Rai đóng khố, mặc áo chui đầu. Áo của nam giới tầng lớp giàu có quyền thế có một vạt màu đỏ trang trí trước ngực. Khố có hai loại, khố hoa mặc trong ngày lễ lạt, khố trơn mặc thường ngày. Áo của đàn ông Gia Rai thân sau dài hơn thân trước, phủ qua mông. Nam giới còn có cách che thân trên bằng khăn choàng tạo thành dấu nhân trước ngực. Nữ giới mặc váy và áo chui đầu. Áo váy nữ có những dải trang trí mảnh màu xanh. Váy của phụ nữ Gia Rai buông dài tới mắt cá, mép vải ngoài cùng đáp sang sườn bên trái, để lộ một dải trang trí dọc biên vải.
  • Hoa văn: Hoa văn được trang trí thành những dải hẹp, chủ yếu là dải nằm ngang, màu đỏ xen trắng hoặc vàng nhạt.

3. Người Nùng:

  • Bộ trang phục gồm: Trang phục truyền thống của đồng bào Nùng, áo phụ nữ có ống tay rộng, cổ tay, cổ áo trang trí bằng những mảnh vải nhiều màu sáng nhưng màu chính vẫn là màu chàm, cài một hàng cúc bằng nút vải bên nách phải, đoạn cổ tay và lá sen đắp một miếng vải và bốn túi áo không có nắp; quần ống rộng có trang trí dưới gấu. Trang phục nam gồm có áo, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, túi vải thêu, đồ trang sức bằng bạc…
  • Hoa văn: Những họa tiết thổ cẩm với những sắc mầu rực rỡ được khéo léo thêu trên nền sắc chàm dung dị tạo nên cái hồn của trang phục người Nùng.

4. Người Thổ Nghệ An:

  • Bộ trang phục gồm: Áo thường dùng chất vải thô, màu trắng, cổ viền, ống tay hẹp như áo cánh của phụ nữ Kinh. Áo của phụ nữ Thổ vùng là loại áo ngắn, ống tay dài, khác màu với thân áo, cổ tròn, khuy áo bấm. Khi mặc, áo thả lỏng ra bên ngoài. Đi cùng chiếc váy áo là chiếc thắt lưng màu xanh hoặc màu vàng thắt quanh hông, buộc hai đầu vào cạnh hông chứ không buộc thắt nút. 
  • Hoa văn: Sọc viền ngang chân váy.

5. Người Hà Nhì:

  • Bộ trang phục gồm: Áo, quần, khăn và rất phong phú cả về chất liệu và kiểu dáng, ...
  • Hoa văn: Những họa tiết trang trí trên trang phục truyền thống của người Hà Nhì  luôn thể hiện sự hòa hợp giữa yếu tố giữa con người và thiên nhiên. Các họa tiết trên trang phục còn phản ánh một phần cuộc sống, tập quán sinh hoạt văn hoá phong phú của dân tộc Hà Nhì. 

6. Người La Chí:

  • Bộ trang phục gồm: Đàn ông La Chí mặc quần lá tọa, áo năm thân, cài khuy áo nách phải, quấn khăn đầu và đeo vòng. Đối với trang phục nữ thì mặc áo tứ thân, đai buộc ngang thắt lưng có chùm dây bạc ngang hông phải, váy đến bắp chân, yếm, xà cạp chân; người lớn quấn khăn đầu, trẻ em thì đội mũ có gắn họa tiết phù hợp như hoa, đồng bạc,... 
  • Hoa văn: Tinh xảo không sặc sỡ nhưng khá độc đáo với các nét thêu thẳng hàng, hình zíc zắc, hình đồng hồ cá, hình cây lúa,... thể hiện những hình ảnh cuộc sống tăng gia sản xuất, anh em đoàn kết...;

Bài tập 4. Trong năm 2020, Bộ Văn hoá, Thể thao và Dư lịch lựa chọn 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiếu số để phục dựng, bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống dân tộc S¡ La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum.

Em hãy chọn 1 lễ hội trong số 6 lễ hội trên để tìm hiểu và cho biết vì sao phải phục dựng. Việc phục dựng các lễ hội truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa gì với sự phát triển của văn minh Việt Nam hiện nay?

Hướng dẫn trả lời: 

Lễ Bun huột nặm (Tết té nước) là Tết cổ truyền của dân tộc Lào ở bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), được tổ chức vào khoảng 13 – 15/4 hàng năm, với ý nghĩa đón chào năm mới. Năm 2017 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Bun huột nặm (Tết té nước) của dân tộc Lào có ý nghĩa gột rửa những điều xui xẻo trong năm cũ. Với mong muốn năm mới người được té nước sẽ gặp may mắn và tốt lành. Ngoài ý nghĩa đó thì Lễ hội Té nước còn mong muốn năm mới cầu mong mùa mưa thuận gió hòa, cầu cho mưa về tắm mát ruộng đồng, làm mềm đất rẫy để người dân tra hạt. Nghi lễ Bun huột nặm của người Lào tại Na Sang là một trong nghi lễ truyền thống, thường được tổ chức vào đúng thời điểm Tết truyền thống của người Lào. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Vì ngoài ý nghĩa để bà con bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và thần linh còn là dịp để đoàn tụ gia đình thôn bản, mọi người cùng tham gia những trò chơi và những điệu dân vũ truyền thống trong không gian văn hóa bản địa của dân tộc mình. Tết té nước với các hoạt động chính là cúng bản, cúng tổ tiên. Sau lễ cúng bản là tục “căm bản” (kiêng cho người lạ vào bản trong 3 ngày). Những vật hiến tế gồm: gà, lợn… đến chuẩn bị chín mâm lễ đặt vào chín ngăn trong miếu thờ để cúng tế thần linh có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người Lào tại bản Na Sang.

 Tết té nước của đồng bào dân tộc Lào tỉnh Điện Biên đã góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển của cộng đồng dân tộc Lào trên địa bàn, cùng với đó là sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là lễ hội và cũng là tết truyền thống gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Lào ở Điện Biên, mang đậm triết lý nhân sinh.

Bài tập 5. Thành phần các dân tộc ở Việt Nam được phân chia theo tiêu chí nào? Vì sao phải phân chia theo các tiêu chí ấy?

Hướng dẫn trả lời: 

Có 3 tiêu chí để xác định thành phần dân tộc gồm:

  • Có chung ý thức tự giác dân tộc;
  • Có chung ngôn ngữ;
  • Có chung những đặc điểm mang tính bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghiên cứu xác định thành phần dân tộc và tộc danh là việc làm cần thiết và hết sức nghiêm túc. Vấn đề không phải chỉ là trước đây phân định chưa chuẩn thì nay làm lại, mà là cần có những căn cứ chính xác cả về cơ sở lý luận khoa học và yêu cầu của thực tiễn cuộc sống để xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, bảo đảm sự phát triển, tiến bộ giữa các dân tộc trong sự bình đẳng và đoàn kết của các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Bài tập 6. Địa bàn cư trú đã ảnh hưởng đến trình độ sản xuất của các dân tộc ít người ở Việt Nam như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Đồng bào các DTTS thường tập trung vào các vùng núi và vùng sâu vùng xa, tuy nhiên họ cũng phân bố rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam do chiến tranh và nhập cư. Các DTTS sinh sống ở khu vực thành thị thường sung túc hơn các DTTS sống ở khu vực nông thôn.

     Tuy các DTTS có sự khác biệt với nhau về phong tục tập quán, rừng vẫn đóng vai trò quan trọng với phần lớn các DTTS. Người Mông, Thái, Dao đỏ, Vân Kiều, Ja Rai, Ê Đê, và Ba Na sinh sống trên nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn nương tựa vào rừng cộng đồng. Họ có những khu rừng thiêng phục vụ mục đích về tâm linh tín ngưỡng cũng như người Kinh có đền thờ và nhà thờ dòng họ. Luật tục cũng quy định những khu rừng đầu nguồn, rừng nguồn nước nơi người dân thờ Thần Nước. Ngoài ra còn có các khu rừng khai thác sản phẩm chung của cả làng bản, ví dụ như dược liệu, củi, và vật liệu để làm đồ thủ công. Ngoài sản xuất lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp là sinh kế với nhiều DTTS. Cả hai hình thức canh tác lâm nghiệp và nông nghiệp đều cần có đất. Tuy nhiên các DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn về quyền đất đai để duy trì hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa. 

Việc tiếp cận công nghệ chăn nuôi và thông tin thị trường liên quan đến đầu ra, đầu vào sản phẩm làm ra của người dân chưa thường xuyên, thức thời, dẫn đến năng suất, chất lượng, giá thành hạn chế, không đảm bảo. Việc phát triển kinh tế hộ mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết hộ, như mô hình chăn nuôi chủ yếu là nuôi tại nhà số lượng không nhiều, những mô hình chăn nuôi thường sử dụng thức ăn công nghiệp, ít tận dụng vườn để trồng rau, thiếu kiến thức trong việc hạch toán kinh tế, thiếu sự trao đổi kiến thức chăn nuôi giữa các hộ, chăn nuôi chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng tiến bộ khoa học trong việc phát triển từng mô hình cụ thể còn yếu. Đối với một số mô hình chăn nuôi hộ gia đình, thời gian nuôi dài dẫn đến hiệu qủa kinh tế chưa cao, thậm chí một số gia đình chăn nuôi chủ yếu là lấy công làm lời, sử dụng thời gian nhàn rỗi và thức ăn dư thừa hoặc từ hèm rượu đơn thuần.

Bài tập 7. Khoanh vào ý đúng.

1. Ngữ hệ nào có nhiều dân tộc sử dụng nhất?

  • A. Nam Á.         
  • B. H’Mông – Dao.               
  • C. Thái – Ka-đai.         
  • D. Hán – Tạng.
2. Các dân tộc ở Việt Nam phổ biến hình thức cư trú
  • A. xen kẽ.                                          
  • B. vừa tập trung vừa xen kẽ.
  • C. tập trung.                                      
  • D. tập trung khá phổ biến.
  • Phương pháp giải:
3. Các dân tộc ở Việt Nam chủ yếu hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nào?
  • A. Thủ công nghiệp.                                      
  • B. Nông nghiệp.
  • C. Xây dựng đền đài.                                    
  • D. Thương nghiệp.
4. Vì sao ngày nay các dân tộc có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh?
  • A. Để hòa hợp, đoàn kết dân tộc.
  • B. Đẹp hơn trang phục truyền thống.
  • C. Do thay đổi môi trường sống.
  • D. Thuận tiện trong lao động và đi lại.
5. Các dân tộc ở Tây Nguyên, Tây Bắc thường làm nhà ở như thế nào?
  • A. Nhà trệt.                                      
  • B. Nhà sàn.
  • C. Nhà trình tường.                         
  • D. Nhà nền đất.
6. Tín ngưỡng truyền thống nào mà hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện?
  • A. Thờ cúng tổ tiên.                                       
  • B. Thờ cúng Thánh Gióng.
  • C. Thờ sinh thực khí.                                      
  • D. Thờ cúng Thánh Tản Viên.
7. Các lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?
  • A. Công nghiệp.                                     
  • B. Thương nghiệp
  • C. Nông nghiệp.                                    
  • D. Thủ công nghiệp                
8. Lễ hội nào thực hiện các nghi thức thờ cúng Hùng Vương?
  • A. Lễ hội chùa Hương.    
  • B. Lễ hội Cầu mùa.
  • C. Lễ hội Cồng chiêng.    
  • D. Lễ hội Đền Hùng.
9. Không gian văn hóa nào được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?
  • A. Nghệ thuật múa xòe Thái.                                     
  • B. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
  • C. Cồng chiêng Tây Nguyên.                                     
  • D. Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ.
10. Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đích gì?
  • A. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của thần linh với cộng đồng.
  • B. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của tổ tiên với gia tộc.
  • C. Giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • D. Gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.
11. Thực hành Then – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là những dân tộc nào ở Việt Nam?
  • A. Mường, Tày, Thái.                                     
  • B. Tày, Nùng, Thái.  
  • C. Dao, Thái, Nùng.                                         
  • D. Ê Đê, Ba Na, Gia Rai.                   
12. Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của nhà Rông ở Tây Nguyên?
  • A. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật giống thần bản mệnh của dân làng.
  • B. Nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên.
  • C. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hóa.
  • D. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp của dân làng.
13. Các dân tộc ở Việt Nam đều có các di sản phi vật thể cần bảo tồn trong lĩnh vực nào?
  • A. Nghệ thuật hội họa.                                        
  • B. Nghệ thuật điêu khắc.
  • C. Các lễ hội tôn giáo.                                          
  • D. Nghệ thuật âm nhạc.
Hướng dẫn trả lời: 
  • 1. A
  • 2. A
  • 3. B
  • 4. D
  • 5. B
  • 6. A
  • 7. C
  • 8. D
  • 9. C
  • 10. D
  • 11. B
  • 12. C
  • 13. C

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 19 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam, Giải SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 19 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận