Danh mục bài soạn

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 15 Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Hướng dẫn giải bài 15 Văn minh Văn Lang – Âu Lạc SBT lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách " Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập  1. Hãy tìm hiểu, mô tả và sắp xếp các sản phẩm gốm dưới đây theo thứ tự trước sau. Từ các sản phẩm đó, hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hoá Đông Sơn và tiền Đông Sơn.

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 15 Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

 

Hướng dẫn trả lời

Ta có: 

- Tìm hiểu: 

STT

Thành tựu

Mô tả

1

a. Cốc gốm Gò Mun

Có độ dày rất đều, độ nung cao (khoảng 900 °C); có mảnh được nung gần thành sành. Gốm có màu xám xanh, xám mốc.

2

b. Nồi gốm Phùng Nguyên

gốm thô và gốm nung, xương gốm mỏng, đều đặn, bên ngoài bề mặt của gốm được tạo một lớp áo mịn đen gần như miết bóng;

3

c. Bình đất nung Đông Sơn

Không có đồ gốm loại kích  thước lớn, xương gốm dày, men mỏng thường không phủ trùm hết, màu men vàng ngà, xanh nhạt hay xám

4

d. Vò gốm Đồng Đậu

Thường có bụng nở, thấp, miệng loe cong, bản miệng rông, chân đế thấp hoặc đáy bằng.

- Sắp xếp thứ tự: b, a, c, d

- Đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hóa Đông Sơn và tiền Đông Sơn:

Nghề gốm truyền thống Đông Sơn tồn tại và phát triển trong điều kiện đất nước bị chiếm đóng bởi các triều đại phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, dưới tác động của những điều kiện chính trị, xã hội và của kỹ thuật sản xuất gốm tiên tiến phương Bắc, nghề gốm truyền thống đã có những biến đổi. Qua quá trình lao động, người thợ gốm Việt đã tiếp thu từ các nhà sản xuất gốm Trung Hoa kỹ thuật tạo dựng lò (lò hình bánh bao, lò rồng, lò cóc…) cùng nhiều thủ pháp kỹ thuật tạo gốm sứ và cả mô hình tổ chức sản xuất gốm theo kiểu Trung Hoa. Từ những kinh nghiệm đã được tích lũy, những người thợ gốm Giao Chỉ, Cửu Chân đã tạo ra những sản phẩm đáp ứng được với nhu cầu của xã hội mà không quên gửi gắm vào đó những hồn cốt của phong cách gốm Việt từ tạo dáng cho đến những hoa văn trang trí. Đồ gốm mang phong cách gốm truyền thống Đông Sơn vẫn được duy trì trong nhiều thế kỷ SCN. 

 

Bài tập 2. Hãy chọn hình ảnh các di vật đồ đồng Đông Sơn ở cột B với nhóm loại ở cột A và điền vào chỗ trống (......) dưới bảng. Quan sát các di vật và tìm ra đặc trưng của đồ đồng Đông Sơn. Kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn có điểm độc đáo nào?

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 15 Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

 

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 15 Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Hướng dẫn trả lời

Ghép: 1. c     2. e     3. g     4. d     5. h     6. a     7. b

- Đặc điểm: 

  • Vật dụng cùng chủng loại ở mỗi địa phương có khác nhau về hình dáng và hoa văn trang trí. Hình dạng của chúng được biến cải cho thích hợp với môi trường thiên nhiên sinh thái của từng vùng. 
  • Dù ở trong hay ngoài phạm vi phân bố văn hóa Đông Sơn, đồ đồng Đông Sơn vẫn dễ nhận ra được với màu sắc rỉ đồng, hình dáng, và các hoa văn trang trí đặc biệt của chúng. Đấy là các dấu ấn khó lầm lẫn được của nền văn hóa Đông Sơn độc đáo này.

Bài tập 3  Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Hướng dẫn trả lời

Giải thích: Vì Trống đồng Ngọc Lũ thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á,  là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đẹp, tinh xảo, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

Ý nghĩa: Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Hình tượng Mặt Trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.

Bài tập 4. Hãy xác định hình ảnh nào dưới đây thể hiện tín ngưỡng phồn thực hoặc tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Những hình tượng đó ảnh hưởng thế nào đến phong tục tập quán của người Việt cổ?

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 15 Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

 

Hướng dẫn trả lời

Hình 15.2. Hình giao long trang trí trên giáo đồng: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Giao long trang trí trên giáo đồng được cách điệu từ cá sấu, là vật Tổ biểu trưng cho sức mạnh của cư dân Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. 
Hình 15.3. Thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái): Tín ngưỡng phồn thực. Trên nắp thạp đồng xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. 
Hình 15.4. Trống đồng Sao vàng (Thanh Hóa): Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.  Chỉ một vài nét khắc hoạ mà đẵ toát ra được cái thần thái của ngôi nhà sàn trên trống Qảng Xương,của dáng chim bay trên trống Thành Vinh,chim đang kiếm mồi trên trống Nông Cống. 
Hình 15.5. Qua đồng núi Voi (An Lão - Hải Phòng): Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Khắc tạc hình hổ và cá sấu.

Bài tập  5 Hãy tìm hiểu và thực hành cách gói bánh chưng, bánh giầy. Hai loại bánh này thế hiện tư tưởng gì của người Việt cổ? Vì sao hiện nay, chúng ta vẫn duy trì tập tục gói và ăn bánh chưng, bánh giầy vào dịp tết Nguyên đán?

Hướng dẫn trả lời

- Học sinh tư tìm hiểu  và thực hành cách gói bánh chưng, bánh giầy.

- Thể hiện tư tưởng: thể hiện cho vũ trụ, nhân sinh. Trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt ta, bánh giầy tượng trưng cho âm, bánh chưng đại diện cho dương. Trên mâm cúng ngày lễ, bánh giầy dành cho mẹ Tiên, bánh chưng dành cho cha Rồng - những nhân vật truyền thuyết đã tạo nên dân tộc Lạc Việt sau này

- Lý do: Vì đây là truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Bài tập 6. Yếu tố nào thúc đẩy nhà nước sớm ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả

Hướng dẫn trả lời

Các yếu tố: 

  • Sự phát triển của sản xuất dẫn đến những chuyển biến trong đời sống xã hội
  • Nhu cầu đoàn kết lực lượng để tiến hành trị thủy và chống ngoại xâm.

Bài tập 7. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Cư dân nào đã mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam?

  • A. Hòa Bình.                                 
  • B. Sơn Vi – Phú Thọ.
  • C. Lai Châu.                                    
  • D. Phùng Nguyên.

2. Cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là văn hóa

  • A. Đông Sơn.                               
  • B. Đồng Nai.
  • C. Sa Huỳnh.                                
  • D. Óc Eo.

3. Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là

  • A. Văn Lang.            
  • B. Âu Lạc.             
  • C. Đại Việt.                
  • D. Đại Cồ Việt.                 

4. Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?

  • A. Đông Anh (Hà Nội).                        
  • B. Phong Châu (Phú Thọ).
  • C. Trà Kiệu (Quảng Nam).                   
  • D. Chà Bàn (Bình Định).

5. Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là

  • A. đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm.
  • B. làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.
  • C. đúc đồng, đồ gốm, dệt vải.
  • D. đúc đồng, đánh cá, đồ gốm.

6. Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là

  • A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.
  • B. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
  • C. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
  • D. ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

7. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán

  • A. ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.
  • B. nhuộm răng đen, ăn trầu.
  • C. xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.
  • D. làm nhà trên sông nước.

8. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

  • A. thờ thần Mặt Trời, người chết và người có công với cách mạng.
  • B. thờ thần sông, thần núi, người có công khai phá đất đai.
  • C. sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi.
  • D. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công.

9. Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang  và Nhà nước Âu Lạc là do

  • A. yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi.
  • B. yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.
  • C. thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.
  • D. yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

10. Truyền thống biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng, người có công với làng nước của người Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ thời

  • A. Văn Lang – Âu Lạc             
  • B. Lâm Ấp.           
  • C. Chăm-pa.       
  • D. Phù Nam.

11. Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
  • B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
  • C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
  • D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét.

12. Ý nào phản ánh không đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Yêu cầu phát triển buôn bán với các tộc người khác.
  • B. Yêu cầu của hoạt động trị thủy để phục vụ nông nghiệp.
  • C. Yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • D. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội.

13. Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Nhà nước sơ khai, không còn là tổ chức bộ lạc.
  • B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.
  • C. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
  • D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

14. Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc bắt nguồn từ

  • A. sự chuyển biến về kinh tế.                        
  • B. sự xuất hiện các giai cấp mới.
  • C. sự tư hữu hóa trong sản xuất.                   
  • D. sự thay đổi vai trò của đàn ông.

15. Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm

  • A. vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.                             
  • B. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
  • C. vua, quý tộc, tư sản, thị dân.                    
  • D. vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

16. Ý nào dưới đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Lúa gạo là lương thực chính.
  • B. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu.
  • C. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
  • D. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.

17. Một số tục lệ ma chay cưới xin và lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc có nguồn gốc từ

  • A. tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biến ơn anh hùng dân tộc.
  • B. những ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa, Phù Nam.
  • C. những ảnh hưởng của Hin-đu giáo và Phật giáo.
  • D. sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc.

18. Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả nào dưới đây?

  • A. Vùng đồng bằng các sông lớn được khai phá.
  • B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gốm mĩ nghệ.
  • C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. Phổ biến việc dùng cày với sức kéo của trâu bò.

19. Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là

  • A. Vua – lạc hầu, lạc tướng – lạc dân.
  • B. Vua – vương công, quý tộc -  bồ chính.
  • C. Vua – lạc hầu, lạc tướng – bồ chính.
  • D. Hùng vương - lạc hầu, lạc tướng – tù trưởng.

20. Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

  • A. khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước.
  • B. khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.
  • C. phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng.
  • D. sống định cư lâu dài trong các làng bản

Hướng dẫn trả lời

1. D

2. A

3. A

4. A

5. C

6. C

7. D

8. D

9. A

10. A

11. B

12. A

13. D

14. C

15. B

16. D

17. A

18. A

19. C

20. A

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 15 Văn minh Văn Lang – Âu Lạc, Giải SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 15 Văn minh Văn Lang – Âu Lạc . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận