Danh mục bài soạn

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 13 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại

Hướng dẫn giải bài 13 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại SBT lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách " Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây và điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin về những đặc trưng cơ bản của văn minh Đông Nam Á.

làng xã                                                mẫu hệ và vai trò quan trọng của phụ nữ 

thạo nghề biển                                    mai táng trong chum 

trồng lúa nước                                    thờ cúng tổ tiên 

Những đặc trưng cơ bản của nền văn minh này chính là: .......................................... thuần dưỡng gia súc, gia cầm; sử dụng công cụ kim khí; ................................................. chế độ ...........................; tổ chức xã hội theo mô hình .................................... trồng lúa nước; bái vật giáo; ............................................ và thổ thần; tục .................................................... gốm hoặc đá); ngôn ngữ linh động, sáng tạo; dệt vải in hoa bằng sáp ong; dàn nhạc có nhiều bộ gõ.

Hướng dẫn trả lời:

ta có: thạo nghề biển, trồng lúa nước, mẫu hệ và vai trò quan trọng của phụ nữ,  thờ cúng tổ tiên, mai táng trong chum

Bài tập 2. Hãy tìm hiểu và cho biết các thành tựu dưới đây chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ hay Trung Quốc. Từ đó, hãy giải thích vì sao người phương Tây trước đây gọi khu vực Đông Nam Á là “Đông Ấn”. Các thành tựu đó vẫn giữ được những yếu tố văn hoá bản địa nào?

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 13 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 13 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại

Hướng dẫn trả lời

Thành tựu chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ:a; b; c; d; f

Thành tựu chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc: e

Giải thích: Đông Nam Á là tiểu vùng địa lý phía đông nam của châu Á, bao gồm các khu vực phía nam của Trung Quốc, phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc. Đông Nam Á vào trước thế kỉ 20 được người châu Âu gọi là Đông Ấn Độ. Trong lịch sử Trung Quốc thì gọi khu vực đó là Nam Dương ("南洋"). Bởi vì vị trí địa lý giữa Trung Quốc với á lục địa Ấn Độ và ảnh hưởng văn hoá của khu vực láng giềng cho nên bộ phận lục địa Đông Nam Á được nhà địa lý học châu Âu gọi là Indochina. Tuy nhiên, vào thế kỷ XX, lời nói này càng giới hạn ở lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp cũ (CampuchiaLào và Việt Nam). Về mặt biển ở Đông Nam Á cũng được gọi là quần đảo Mã Lai, nguồn gốc thuật ngữ này đến từ khái niệm ở châu Âu - người Mã Lai của nhóm ngữ hệ Nam Đảo (tức nhân chủng Mã Lai). Một thuật ngữ khác ở Đông Nam Á hải dương là quần đảo Đông Ấn Độ, dùng cho miêu tả khu vực giữa bán đảo Ấn - Trung và Liên bang Úc.

Bài tập 3. Hãy cho biết các món ăn truyền thống của cư dân Đông Nam Á trong hình được làm từ nguyên liệu chính gì và đã thể hiện tính thống nhất trong đa dạng như thể nào. Từ nguyên liệu chính đó, nêu đặc trưng quan trọng nhất chi phối văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại.

Hướng dẫn trả lời

- Nguyên liệu chính: gạo

- Văn hóa nông nghiệp là một trong những yếu tố gốc của văn hóa Đông Nam Á. Do Sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các cư dân Đông Nam Á đã  sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú trên cơ tầng chung của văn hoá nông nghiệp. Người dân khu vực sống chủ yếu bằng lúa gạo với 02 hình thức canh tác: ruộng nước và nương rẫy, người dân thuần dưỡng trâu bò lấy sức kéo, chế tạo công cụ lao động và xây dựng hệ thống thủy lợi. Do làm nông nghiệp nên cư dân tập trung sinh sống tại các khu vực có nguồn nước, tạo nên đặc điểm quần cư thành những làng xóm. Giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.

Bài tập 4. Hình ảnh dưới đây là biểu tượng gì? Vì sao tổ chức ASEAN chọn bó lúa làm biểu tượng chung của khối? Nghề trồng lúa đã ảnh hưởng như thế nào đến văn minh Đông Nam Á?

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 13 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại

 Hướng dẫn trả lời

- Biểu tượng: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

- Vì thân cây lúa là hình ảnh gắn bó với các nước nông nghiệp. Bó lúa là tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết.

- Ảnh hưởng: 

Cây lúa có ba vai trò quan trọng trong việc hình thành nét văn hoá cho cư dân bản địa.

  • Thứ nhất, cây lúa nước thúc đẩy quá trình đi tìm và khai thác các đồng bằng châu thổ. Người Miến đi từ vùng cao phía Bắc theo dòng sông Irrawady xuống Trung Myanma rồi Hạ Myanma. Người Thái đi từ vùng cao phía Bắc theo dòng sông Chao Phraya xuống Trung Thái Lan rồi Nam Thái Lan. Người Việt đi từ trung du xuống đồng bằng châu thổ sông Hồng, rồi đi tiếp qua miền Trung đồng bằng châu thổ sông Mê Kông.
  • Thứ hai, cây lúa nước thúc đẩy quá trình hình thành các tổ chức xã hội, làng và các quốc gia nông nghiệp. Ở Đông Nam Á có hai loại quốc gia nảy sinh trên sự phát triển của nông nghiệp lúa nước. Hai là những quốc gia nảy sinh trên nhu cầu của giao thương quốc tế.
  • Thứ ba, cây lúa nước thúc đẩy hình thành nên văn hoá nông nghiệp. Nhìn từ mối quan hệ với đất đai, nền văn hoá nông nghiệp có những đặc điểm sau: bám đất, tự túc, hướng nội, đóng cửa.

Bài tập 5 Vì sao văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ một cách sâu sắc và lâu dài?

Hướng dẫn trả lời

Vì:

  •  Vị trí địa lí của Đông Nam Á (tiếp giáp với Ấn Độ).
  •  Quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Đông Nam Á và Ấn Độ diễn ra từ rất sớm, liên tục qua nhiều thế kỉ 
  • Văn minh Ấn Độ được truyền bá đến Đông Nam Á theo con đường hòa bình
 

 

Bài tập 6  Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau:

1. Tại Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ

  • A. thời đồ đồng.        
  • B. đầu Công nguyên.      
  • C. thời đồ đá.          
  • D. thời đồ sắt.

2. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?

  • A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.                     
  • B. Mùa mưa tương đối nóng.
  • C. Gió mùa kèm theo mưa.                             
  • D. Khí hậu mát, ẩm.

3. Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa nước nào?

  • A. Ấn Độ.           
  • B. Triều Tiên.          
  • C. Nhật Bản.                         
  • D. Trung Quốc.

4. Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là chịu sự ảnh hưởng của khí hậu

  • A. gió mùa.          
  • B. nhiệt đới.                    
  • C. ôn đới.                    
  • D. hàn đới.

5. Đánh giá nào dưới đây đúng nhất về nền văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến?

  • A. Tiếp thu, chọn lọc văn hóa bên ngoài và xây dựng được nền văn hóa riêng với những giá trị tinh thần độc đáo.
  • B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
  • C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu.
  • D. Mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bên ngoài.

6. Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là

  • A. mùa khô và mùa hanh.                            
  • B. mùa khô và mùa mưa.
  • C. mùa đông và mùa xuân.                          
  • D. mùa thu và mùa hạ.

7. Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là

  • A. buôn bán đường biển.                              
  • B. thủ công nghiệp.
  • C. nông nghiệp.                                            
  • D. chăn nuôi gia súc lớn.

8. Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

  • A. lúa nước.          
  • B. lúa mì.                
  • C. ngô.                      
  • D. đậu nành.

9. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

  • A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển.
  • B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.
  • C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.
  • D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.

10. Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

  • A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.
  • B. Hình thành nhà nước tương đối sớm.
  • C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.
  • D. Sớm đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: 

1. C

2. C

3. A

4. B

5. A

6. B

7. C

8. A

9. A

10. D

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 13 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại, Giải SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT CTST Lịch sử 10 bài 13 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận