Danh mục bài soạn

Giải SBT CTST Khoa học tự nhiên 7 bài 18 Nam châm

Hướng dẫn giải SBT bài 18 Nam châm trang 50 SBT CTST 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

Bài tập 18.1. Chọn các phát biểu sai.

a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực.

b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.

c) Thanh nam châm khi để tự do luôn chỉ hướng bắc - nam.

d) Cao su là vật liệu có từ tính.

e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: Các phát biểu sai: a), d) và e)

Bài tập 18.2. Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

a) Nam châm có nhiều dạng khác nhau nhưng mỗi nam châm đều có (1) ... cực.

b) Vật liệu có tương tác từ với nam châm được gọi là vật liệu có (2)...

c) Cao su, giấy, vải là các vật liệu (3)... từ tính.

d) Sắt, thép, cobalt, nickel là các vật liệu (4) ... từ tính.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: 1) hai;   (2) từ tính;   (3) không có;   (4) có.

Bài tập 18.3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

A. Mọi nam châm luôn có hai cực.

B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.

C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.

D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: A

Giải đáp câu hỏi và bài tập

 Bài tập 18.4 Khi đưa nam châm lại gần một chiếc áo, ta thấy chiếc áo bị hút. Hãy chỉ ra các chi tiết nào trên áo có thể có tương tác với nam châm.

Bài tập 18.5 Hãy nêu hai tính chất đặc trưng của một thanh nam châm.

Bài tập 18.6: Hai thanh A, B gồm một thanh nam châm và một thanh sắt có hình dạng giống nhau. Thanh nam châm có cực từ ở hai đầu thanh. Khi đặt A và B ở các vị trí như Hình a thì chúng không hút nhau còn khi đặt như Hình b thì chúng hút nhau. Hãy cho biết thanh nào là thanh nam châm và giải thích vì sao.

Giải bài tập 18.5 trang 50 SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 18.7: Hãy chỉ rõ tương tác (lực hút hoặc lực đẩy) giữa các nam châm trong hình dưới đây.

Giải bài tập 18.7 trang 50 SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 18.8 Cho các vật làm bằng các vật liệu khác nhau trong bảng dưới đây. Khi đưa một thanh nam châm lại gần thì vật nào bị nam châm hút?

Giải bài tập 18.8 trang 51 SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 18.9 Một thanh nam châm cũ, bị tróc hết lớp vỏ sơn nên bị mất dấu các cực. Làm thế nào xác định các từ cực của thanh nam châm này?

Bài tập 18.10  Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT CTST Khoa học tự nhiên 7 bài 18 Nam châm
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT CTST Khoa học tự nhiên 7 bài 18 Nam châm . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận