Danh mục bài soạn

Giải SBT chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 bài 10: Mẹ thiên nhiên (Tiếng Việt)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 10: Mẹ thiên nhiên (Tiếng Việt) bộ sách chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Baihoc.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Ngữ văn 6.

Câu 1. Hãy tìm câu chủ đề trong đoạn VB sau và giải thích vì sao em cho đó là câu chủ đề:

   Rừng mưa nhiệt đới Amazon đang bị tàn phá nghiêm trọng. Số liệu thông kê của Viện Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil cho thấy khoảng 12 287 km2 diện tích rừng nhiệt đới Arnazon đã bị chặt phả trong vòng 12 tháng (tính từ tháng 8 - 2018 đến tháng 7 - 2019). Đây là mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. (Theo TTXXVN).

Hướng dẫn làm bài:

+ Câu chủ đề trong đoạn VB là:

        “Rừng mưa nhiệt đới Amazon đang bị tàn phá nghiêm trọng.”

=> Đây là câu chủ đề vì nó đã tóm lược được nội dung chính của cả đoạn văn.

Câu 2. Đoạn văn thường được cấu trúc theo mô hình sau:

 Mẹ thiên nhiên (Tiếng Việt)

Dựa vào mô hình trên, em tìm câu chủ đề và các câu bổ trợ ý cho câu chủ đề của đoạn văn dưới đây và thể hiện bằng sơ đồ:

     Sự giải mã bộ gen con người và các loài sinh vật cho clưứng ta biết rằng con người có liên quan đến tất cả các loài sinh vật khác. Chẳng hạn, chứng ta chia sẻ 99 5% số gen của chứng ta với loài tinh tinh. Điều đó đúng với tinh tinh cũng như đúng với tất cả các sinh vật khác, từ những con cả heo đang đùa giỡn tong các đại dương đến những chủ hoạ mi với tiếng hót khiến chúng ta mê mẫn, những chú ve sầu ru ta ngủ trong những đêm hè, đến những cây sôi lớn dọc theo các đường phố, đến những cây nấm phủ trên mặt đất rừng, đến những đoá hông làm chúng ta ngất ngây bởi luương thơm tỉnh tế của chúng,... Tất cả các cơ thể sống trên Trái Đất— con người, con vật, côn trùng, có cây hoa lá - hết thảy đều xuất thân từ cùng một “tổ tiên”.

(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiểu - Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)

Hướng dẫn làm bài:

Sơ đồ tóm tắt đoạn văn:

 Mẹ thiên nhiên (Tiếng Việt)

Dựa vào mô hình trên, ta thấy:

+ Câu chủ đề:

  • Câu 1: “Sự giải mã bộ gen con người và các loài sinh vật cho clưứng ta biết rằng con người có liên quan đến tất cả các loài sinh vật khác.”

+ Câu bổ trợ ý cho câu chủ đề: 

  • Câu 2: “Chẳng hạn, chứng ta chia sẻ 99 5% số gen của chứng ta với loài tinh tinh”
  • Câu 3: “Điều đó đúng với tinh tinh cũng như đúng với tất cả các sinh vật khác, từ những con cả heo đang đùa giỡn tong các đại dương đến những chủ hoạ mi với tiếng hót khiến chúng ta mê mẫn, những chú ve sầu ru ta ngủ trong những đêm hè, đến những cây sôi lớn dọc theo các đường phố, đến những cây nấm phủ trên mặt đất rừng, đến những đoá hông làm chúng ta ngất ngây bởi luương thơm tỉnh tế của chúng,..”
  • Câu 4: “Tất cả các cơ thể sống trên Trái Đất— con người, con vật, côn trùng, có cây hoa lá - hết thảy đều xuất thân từ cùng một “tổ tiên””

Câu 3. Tìm các dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau và giải thích chức năng của chúng:

     Không khí tại nhiều nơi trên thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân dân đến ô nhiễm không khí như khí thái từ các nhà máy và các phương tiện chạy bằng xăng; đối rừng, đốt rơm rạ; nấu nướng bằng than, củi,... Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế thể giới), ô nhiễm không khí khiến cho khoảng 7 triệu người chết mỗi năm vì mắc các bệnh liên quan đến tuần hoàn và hô hấp.

(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ)

Hướng dẫn làm bài:

+ Trong đoạn văn có hai dấu châm phẩy:

         “khí thái từ các nhà máy và các phương tiện chạy bằng xăng; đối rừng, đốt rơm rạ; nấu nướng bằng than, củi,...”

+ Chức năng của các dấu chấm phẩy: đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 4. Thế nào là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?

Hướng dẫn làm bài:

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm những số liệu, hình ảnh, giúp cho việc thể hiện thông tin được sống động, trực quan, cụ thể.

Câu 5. Khi giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng các phương thức sau: (1) dùng ngôn ngữ, (2) dùng các phương tiện phi ngôn ngữ; (3) kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Trong VB Nổi đau Amazon, tác giả đã dùng phương thức nào trong ba phương thức trên?

Hướng dẫn làm bài:

Trong VB Nỗi đau Amazon, tác giả đã kết hợp sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Câu 6. Em hãy tìm một video clip trên Youtube về nạn cháy rừng Amazon bằng cách gõ cụm từ Amazon ƒorest fire hoặc tìm thông tin trên Google bằng cách gõ từ khoá Amazon ƒorest burning. Sau đó, em hãy chỉ ra một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện nạn cháy rừng Amazon trong video clip, thông tin tìm được và trong VB Nỗi đau Amazon.

Hướng dẫn làm bài:

Thông tin tìm được trên youtube bằng từ khóa Amazon ƒorest fire: https://www.youtube.com/watch?v=Z7vAZZn3LZo

So sánh cách thể hiện thông tin trong thông tin tìm được và trong VB Nỗi đau Amazon:

+ Giống nhau:

  • Có hình ảnh thể hiện thông tin của vụ việc
  • Có các số liệu, minh chứng của vụ việc

+ Khác nhau:

  + Video trên youtube: có hình ảnh, âm thanh sinh động; có người thuyết minh về vụ việc xảy ra.

  + Thông tin trong VB nỗi đau Amazon: hình ảnh ít, ở dạng tĩnh; không có âm thanh; không có người thuyết minh.

Câu 7. Khi trò chuyện với người khác, ta thường dùng các động tác hình thể như biểu cảm trên gương mặt, cử chỉ của tay. Đó có phải là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hay không? Nếu có, thì việc sử đụng các động tác hình thể đó có tác dụng gì?

Hướng dẫn làm bài:

+ Khi trò chuyện với người khác, ta sử dụng động tác hình thê như biểu cảm trên gương mặt, cử chỉ của tay: là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. 

+ Tác dụng việc sử dụng các động tác hình thể đó:  Tăng giá trị biểu đạt của thông tin và cảm xúc của người nói, giúp người nghe tiếp nhận thông tin từ người nói chính xác hơn.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập chân trời sáng tạo lớp 6, sách bài tập ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo, giải SBT văn 6 sách mới, bài 10: Mẹ thiên nhiên (Tiếng Việt) bài tập chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 bài 10: Mẹ thiên nhiên (Tiếng Việt) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT ngữ văn 6 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Châu Nhi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận