Danh mục bài soạn

Giải SBT cánh diều Toán 6 tập 1 bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Hướng dẫn giải chi tiết bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc bộ sách bài tập toán 6 cánh diều. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Toán 6.

Bài 30. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.

a) Với a, b là các số nguyên dương, hiệu a - b là một số nguyên dương.

b) Với a, b là các số nguyên âm, hiệu a - b là một số nguyên âm

c) Số 0 trừ đi một số nguyên thì bằng số đối của số nguyên đó.

Trả lời:

a) Phát biểu sai. Ví dụ: 3 - 5 = -2 và -2 là số nguyên âm

b) Phát hiểu sai. Ví dụ: (-4) - (-6) = 2 và 2 là số nguyên dương

c) Phát biểu đúng. Vì 0 - a = -a và a và -a là hai số đối nhau.

Bài 31. Thực hiện các phép tính sau:

a) 12 - 13;                            b) (-511) - (-11);

c) 0 - (12345 + 15)               d) 333 - [(-14657) + 57] - 78

Trả lời:

a) 12 - 13 = -1                           

b) (-511) - (-11) = -511 + 11 = -500

c) 0 - (12345 + 15) = 0 - 12360 = -12360               

d) 333 - [(-14657) + 57] - 78 = 333 + 14600 - 78 = 14855

Bài 32. Vào mùa mưa, mực nước trung bình của một hồ chứa cao hơn 5 m so với mực nước thông thường. Vào mùa khô, mực nước trung bình của hồ chứa đó lại thấp hơn 3 m so với mực nước thông thường. Mực nước trung bình của hồ chứa đó vào mùa mưa và mùa khô chênh nhau bao nhiêu mét?

Trả lời:

Ta coi mực nước của hồ cao hơn mực nước thông thường là +5 m; mực nước của hồ thấp hơn mực nước thông thường là - 3m.

Khi đó, mực nước chênh lệch giữa mùa mưa và mùa khô là:

5 - (-3) = 8 (m)

Bài 33. Quan sát trục số nằm ngang ở Hình 7 và thực hiện các phép tính sau:

a) d - c             b) (-c) - d                    c) c - (-d)                         d) (-d) - (-c)

Trả lời:

Quan sát hình ta thấy: d = -3; c = 2; -d = 3; -c = -2.

Khi đó ta có:

a) d - c = (-3) - 2 = -5     

b) (-c) - d = (-2) - (-3) = 1                   

c) c - (-d)  = 2 - 3 = -1                         

d) (-d) - (-c) = 3 - (-2) = 5

Bài 34. Tại câu lạc bộ Toán học, ba bạn Lâm, Hùng và Khánh tranh luận với nhau:

Bạn Lâm khẳng định luôn tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số trừ và số bị trừ; bạn Hùng thì bảo tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng chỉ lớn hơn số bị trừ; còn bạn Khánh cho rằng không thể tìm được hai số nguyên nào như bạn Lâm và Hùng khẳng định. Theo em, bạn nào đúng? Giải thích.

Trả lời:

Bạn Lâm khẳng định đúng. Ví dụ: (-5) - (-6) = 1 và 1 > (-5); 1 > (-6)

Bạn Hùng khẳng định đúng. Ví dụ: (-7) - (-3) = -4 và (-4) > (-7) ; (-4) < (-3)

Do đó khẳng định của bạn Khánh là sai

Bài 35. Chọn số thích hợp cho ?

a12231-2025??
b-415-231?- 908761-87654
a - b??-498710000000

Trả lời:

a12231-202591239-87654
b-415-2312962- 908761-87654
a - b427462-498710000000

Bài 36. Tính một cách hợp lí:

a) (39 - 2689) + 2689

b) -(12345 - 999)

c) (-1312) - (1998 - 1312)

d) (-6955) - 33 - 45 - (-133)

e) (-21) - 23 - [16 - (-18) - 18 - 16] + 2144

g) (-2020) - 2018 - 2016 - ... - 2008

Trả lời:

a) (39 - 2689) + 2689 = 39 + (2689 - 2689) = 39 + 0 = 39

b) -(12345 - 999) = -(12345 - 1000 + 1) = -(11345 + 1) = -11346

c) (-1312) - (1998 - 1312) = (-1312) - 1998 + 1312 = -1998 + [1312 + (-1312)] = -1998

d) (-6955) - 33 - 45 - (-133) = [(-6955) - 45] + (133 - 33) = -7000 + 100 = -6900

e) (-21) - 23 - [16 - (-18) - 18 - 16] + 2144 = -44 - 0 + 2144 = 2100

g) (-2020) - 2018 - 2016 - ... - 2008 

= -(2020 + 2018 + 2016 + ... + 2008)

= -[(2020 + 2008) + (2018 + 2010) + (2016 + 2012) + 2014]

= -(4028 + 4028 + 4028 + 2014)

= -14098

Bài 37. Cho các số nguyên a, b, c, d. Chứng tỏ rằng x, y là hai số đối nhau, biết:

x = (-a) + b - (c + d) và y = c - d + (d + a)

Trả lời:

Ta có:

x = (-a) + b - (c + d) = (-a) + b - c - d = -(a - b + c + d)

y = c - b + (d + a) = a - b + c + d = -x

Vậy x và y là hai số đối nhau

Bài 38. Tìm số nguyên x, biết:

a) x - 345 = 69

b) x - 345 - 69 = -12

c) x + [(-703) + 12] = - 900

d) 12987 - x - [(-720) + 1247 - 247] = 12987

Trả lời:

a) x - 345 = 69 

<=> x = 69 + 345

<=> x = 414

b) x - 345 - 69 = -12

<=> x - 414 = -12

<=> x = -12 + 414

<=> x = 402

c) x + [(-703) + 12] = - 900

<=> x - 691 = -900

<=> x = -900 + 691

<=> x = -209

d) 12987 - x - [(-720) + 1247 - 247] = 12987

<=> 12987 - x - 280 = 12987

<=> x = 12987 - 12987 + 280

<=> x = 280

Bài 39. Cho một dải ô gồm 20 ô (quy ước ô đầu tiên bên trái dải ô là ô thứ nhất, ô tiếp theo là ô thứ hai, ..., ô cuối cùng bên phải là ô thứ 20). Ở các ô thứ hai, thứ tư và thứ bảy được điền lần lượt csc số -17, -36 và -19

?-17?-36??-19?????????????

a) Tìm số nguyên cho ? sao cho tổng của 4 số ở bốn ô liền nhau bằng -100.

b) Gọi x, y lần lượt là tổng của 10 số đầu và 10 số cuối được điền vào dải ô. Tính hiệu của x - y

Trả lời:

a) Gọi các số ở ô thứ nhất, ô thứ ba, ô thứ năm, ô thứ sáu, ô thứ tám lần lượt là a, b, c, d, e. Ta có:

(-36) + c + d + (-19) = c + d + (-19) + e = -100

Suy ra e = -36; c + d = -45

Lại có:

b + (-36) + c + d = -100 nên b + (-36) + (-45) = -100. Suy ra b = -19

a + (-17) + b + (-36) = (-17) + b + (-36) + c = -100. Suy ra a = c = -28

Mà c + d = -45 nên d = -17

Tương tự ta tìm các số còn lai.

-28-17-19-36-28-17-19-36-28-17-19-36-28-17-19-36-28-17-19-36

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập Toán lớp 6 cánh diều, sách bài tập toán 6 sách cánh diều, giải SBT toán 6 tập 1 sách cánh diều, bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc sách bài tập toán 6 tập 1 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT cánh diều Toán 6 tập 1 bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT Toán 6 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Tân Nguyễn tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận