Danh mục bài soạn

Giải SBT cánh diều Khoa học tự nhiên 6 bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Hướng dẫn giải chi tiết bài 22: Đa dạng động vật không xương sống bộ sách Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Khoa học tự nhiên 6.

22.1. Đặc điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là

A. đều có khả năng tự dưỡng.                   B. cơ thể đều có cấu tạo từ tế bào.

C. tế bào đều có màng cellulose.               D. đều có khả năng di chuyển.

=> Trả lời: Đáp án B

22.2. Động vật khác thực vật ở những điểm nào sau đây?

(1) Môi trường sống ơ nước, trên mặt đất.

(2) Tế bào không có thành cellulose.

(3) Dinh dưỡng dị dưỡng.

(4) Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

(5) Đa số có khả năng di chuyển.

A. (1), (2), (3).                           B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (5).                           D. (2), (3), (5).

=> Trả lời: Đáp án D. (2), (3), (5).

NGÀNH RUỘT KHOANG

22.3. Đặc điểm nào dưới đây là của ngành Ruột khoang?

A. Đối xứng hai bên.                    B. Đối xứng lưng - bụng.

C. Đối xứng tỏa tròn.                   D. Đối xứng trước - sau.

=> Trả lời: Đáp án C

22.4. Môi trường sống của đa số ruột khoang là

A. ở biển.                             B. trên cạn.

C. nước ngọt.                      D. trong đất.

=> Trả lời: Đáp án A

22.5. Ngành Ruột khoang gồm nhóm các đại diện nào dưới đây?

A. Trùng giày, trùng roi, thủy tức, san hô.         B. Thủy tức, san hô, sứa, hải quỳ.

C. Thủy tức, hải quỳ, giun đất, giun đũa.          D. Thủy tức, san hô, trùng roi, giun đất.

=> Trả lời: Đáp án B

22.6. Thủy tức có hình dạng là

A. hình trụ dài.                      B. hình cầu.

C. hình đĩa.                          D. hình vuông.

=> Trả lời: Đáp án A

22.7. Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào dưới đây?

A. Đối xứng lưng - bụng.                   B. Đối xứng tỏa tròn.

C. Đối xứng hai bên.                         D. Đối xứng hình sao.

=> Trả lời: Đáp án B

22.8. Ruột khoang dinh dưỡng theo hình thức nào dưới đây?

A. Tự dưỡng.                      B. Dị dưỡng.

C. Kí sinh.                           D. Cộng sinh.

=> Trả lời: Đáp án B

22.9. Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào sống ở nước ngọt?

A. Sứa.                                  B. San hô.

C. Thủy tức.                          D. Hải quỳ.

=> Trả lời: Đáp án C

22.10. Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào tạo cảnh quan ở biển?

A. Sứa.                                 B. San hô.

C. Thủy tức.                         D. Hải quỳ.

=> Trả lời: Đáp án A

22.11. Đại diện ruột khoang nào dưới đây có cơ thể hình dù, thích nghi với lối sống bơi lội?

A. Hải quỳ.                             B. San hô.

C. Thủy tức.                          D. Sứa.

=> Trả lời: Đáp án D

22.12. Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,... sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?

=> Trả lời: Khi sống trong môi trường san hô có màu sắc sặc sỡ, các loài động vật cũng biến đổi màu sắc để phù hợp với môi trường để ngụy trang, phòng vệ, trốn tránh kẻ thù cũng như ngụy trang để bắt mồi.

CÁC NGÀNH GIUN

22.13. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của các ngành Giun?

A. Cơ thể dài.                                      B. Đối xứng hai bên.

C. Có lớp vỏ cứng bảo vệ cơ thể.      D. Phân biệt đầu thân.

=> Trả lời: Đáp án C

22.14. Giun dẹp có đặc điểm là

A. cơ thể dẹp và mềm.               B. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt.

C. cơ thể dài, phân đốt.              D. cơ thể có các đôi chi bên.

=> Trả lời: Đáp án A

22.15. Giun tròn có các đặc điểm nào dưới đây?

A. cơ thể dài, phân đốt.             B. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt.

C. cơ thể dẹp và mềm.             D. cơ thể có các đôi chi bên.

=> Trả lời: Đáp án B

22.16. Giun đốt có các đặc điểm nào dưới đây?

A. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt.

B. cơ thể dẹp và mềm.

C. cơ thể hình ống, mềm, không phân đốt.

D. cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên.

=> Trả lời: Đáp án D

22.17. Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người?

A. Dạ dày.                               B. Ruột già.

C. Ruột non.                           D. Ruột thừa.

=> Trả lời: Đáp án C

22.18. Cơ thể giun đũa có dạng

A. hình ống.                               B. hình thoi.

C. hình bầu dục.                       D. hình dẹp.

=> Trả lời: Đáp án B

22.19. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất?

A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.

B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.

C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.

D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.

=> Trả lời: Đáp án B

22.20. Hãy nối tên ngành Giun với tên đại diện ngành Giun cho phù hợp.

 Đa dạng động vật không xương sống

=> Trả lời: 

1 - B;                             2 - C;                         3 - A.

22.21. Hãy nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.

=> Trả lời: 

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Rửa rau, quả sạch trước khi ăn; nên ngâm rau, quả bằng nước muối loãng.

- Không sử dụng phân tươi để bón cho cây.

- Không cho trẻ con chơi nghịch đất bẩn.

- Nên tẩy giun 1 - 2 lần/năm.

22.22. Ở nước ta, qua điều tra cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

=> Trả lời: 

- Giun đũa đẻ nhiều (200 000 trứng/ngày), trứng giun đũa có khả năng phát tán rộng và không bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên.

- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống còn thấp nên ở nước ta tỉ lệ mắc bbeenhj giun đũa cao.

22.23. Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ bệnh giun sán?

=> Trả lời: 

- Rau trồng ở ngoài môi trường nên dễ nhiễm vi khuẩn và trứng giun, sán.

- Người ăn rau chưa rửa sạch sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, ăn các loại rau sống,...

- Do đó, khi ăn rau nói chung và đặc biệt là rau sống cần rửa ra thật sạch.

22.24. Tại sao nói giun đất là bạn của nhà nông?

=> Trả lời:

Nói giun đất là bạn của nhà nông vì giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất, phân giun có cấu trúc hạt tròn làm tăng độ tơi xốp và thoáng khí.

NGÀNH THÂN MỀM

22.25. Thân mềm có những đặc điểm chung nào dưới đây?

(1) Phân bố ở nước ngọt.

(2) Cơ thể mềm, không phân đốt.

(3) Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài.

(4) Có khả năng di chuyển rất nhanh.

A. (1), (2).                               B. (1), (3).

C. (3), (4).                              D. (2), (3).

=> Trả lời: Đáp án D

22.26. Thân mềm đa dạng về những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Hình thái.                       (2) Số lượng loài.

(3) Kiểu dinh dưỡng.           (4) Môi trường sống.

A. (1), (2), (4).               B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3), (4).        D. (2), (4).

=> Trả lời: Đáp án A

22.27. Mực khác bạch tuộc ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có thân mềm.                            B. Sống ở biển.

C. Có mai cứng ở lưng.                 D. Có giá trị thực phẩm.

=> Trả lời: Đáp án C

22.28. Con sò khác con mực ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Sống ở biển.                  B. Có 2 mảnh vỏ.

C. Có giá trị thực phẩm.    D. Có thân mềm.

=> Trả lời: Đáp án B

22.29. Con ốc sên có đặc điểm nào dưới đây?

A. Di chuyển nhanh.                     B. Cơ thể phân đốt.

C. Có mai cứng ở lưng.               D. Có vỏ cứng bên ngoài cơ thể.

=> Trả lời: Đáp án D

22.30. Đại diện thân mềm nào dưới đây sống trên cạn?

A. Nghêu.                   B. Bạch tuộc.

C. Sò.                         D. Ốc sên.

=> Trả lời: Đáp án D

22.31. Đại diện thân mềm nào dưới đây có giá trị xuất khẩu cao?

A. Mực.                      B. Ốc.

C. Ốc sên.                 D. Trai sông.

=> Trả lời: Đáp án A

22.32. Đại diện thân mềm nào dưới đây gây hại cho cây trồng?

A. Bạch tuộc.               B. Ốc bươu vàng.

C. Mực.                       D. Con sò.

=> Trả lời: Đáp án B

22.33. Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị thực phẩm.                          B. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể.

C. Có cơ thể mềm, không phân đốt.      D. Di chuyển được.

=> Trả lời: Đáp án C

22.34. Ở các chợ địa phương em có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị xuất khẩu?

=> Trả lời: 

Gợi ý:

- Các loài thân mềm được bán làm thực phẩm ở chợ địa phương gồm: trai, ngao, sò, ốc, hến, mực,...

- Các loài có giá trị xuất khẩu gồm: mực, sò huyết, nghêu,...

22.35. Ốc sên và ốc bươu vàng là những loài gây hại cho cây trồng. Làm thế nào để hạn chế sự phá hoại của các động vật này?

=> Trả lời:

Để hạn chế sự phá hoại của ốc sên và ốc bươu vàng, chúng ta cần bắt và tiêu diệt chúng ở các giai đoạn từ trứng đến trưởng thành.

NGÀNH CHÂN KHỚP

22.36. Những đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?

(1) Có bộ xương ngoài bằng chất kitin.

(2) Cơ thể mềm, hình dạng khác nhau.

(3) Các chân phân đốt, có khớp động.

(4) Không có khả năng di chuyển.

A. (1), (2).           B. (3), (4).

C. (1), (3).           D. (2), (4).

=> Trả lời: Đáp án C

22.37. Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành Chân khớp vì cả hai đều

A. sống ở nước, có khả năng di chuyển nhanh.

B. có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.

C. có số lượng cá thể nhiều và có giá trị thực phẩm.

D. là các động vật không xương sống, sống ở nước.

=> Trả lời: Đáp án B

22.38. Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin.             B. Các chân phân đốt, có khớp động.

C. Có vai trò quan trọng trong thực tiễn.          D. Cơ thể có hai đôi cánh.

=> Trả lời: Đáp án D

22.39. Những đại diện nào dưới đây thuộc ngành Chân khớp?

A. Ong, ruồi, ve sầu, bọ ngựa.                B. Nhện, tôm, sò huyết, mực.

C. Cua, bạch tuộc, châu chấu, sứa.       D. Tôm, mực, cua, cá.

=> Trả lời: Đáp án A

22.40. Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng?

A. Ong mật.        B. Ve sầu.

C. Bọ ngựa.       D. Châu chấu.

=> Trả lời: Đáp án A

22.41. Động vật chân khớp nào dưới đây là vật lây truyền bệnh nguy hiểm cho con người?

A. Mọt ẩm.         B. Ve sầu.

C. Muỗi.             D. Tôm.

=> Trả lời: Đáp án C

22.42. Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng?

A. Ruồi.                          B. Ve bò.

C. Nhện.                        D. Châu chấu.

=> Trả lời: Đáp án D

22.43. Để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Giai đoạn bướm.       B. Giai đoạn sâu non.

C. Giai đoan nhộng.       D. Giai đoạn trứng.

=> Trả lời: Đáp án B

22.44. Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đa dạng về môi trường sống.           B. Số lượng loài ít.

C. Đa dạng về lối sống.                         D. Đa dạng về hình thái.

=> Trả lời: Đáp án D

22.45. Kể tên một số động vật ngành Chân khớp có ở địa phương em và nêu lợi ích hoặc tác hại của chúng.

=> Trả lời:

Một số động vật ngành Chân khớp có ở địa phương em: tôm, cua, ong, châu chấu, ruồi, muỗi,...

- Lợi ích: Tôm, cua làm thức ăn cho con người. Ong thụ phấn cho cây trồng.

- Tác hại: Châu chấu phá hại ngô, lúa, cỏ chăn nuôi; ruồi, muỗi lây truyền các bệnh nguy hiểm cho con người.

22.46. Nêu một số biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ở địa phương em.

=> Trả lời:

Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an oàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích. Có thể dùng biện pháp cơ giới để diệt sâu bọ có hại hoặc dùng thiên địch, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

22.47. Lập bảng về các ngành động vật không xương sống theo mẫu bảng sau:

Ngành Động vật không xương sốngĐặc điểm nhận biếtĐại diệnVai trò và tác hại
    
    
    
    

=> Trả lời:

Ngành Động vật không xương sốngĐặc điểm nhận biếtĐại diệnVai trò và tác hại
Ngành Ruột khoangCơ thể đối xứng tỏa tròn.Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô.

- Lợi ích:

+ Làm thức ăn cho con người.

+ Cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác.

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển.

- Tác hại:

+ Một số loài có độc tính cao có thể gây tổn thương cho động vật và con người khi tiếp xúc.

+ Một số loài gây ngứa cho con người khi tiếp xúc.

Ngành GiunĐộng vật không xương sống; cơ thể dài, đối xứng hai bên; phân biệt đầu, thân.Giun dẹp, giun tròn, giun đốt.

- Lợi ích:

+ Đối với nông, lâm nghiệp: làm tơi xốp, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm thức ăn cho con người (rươi).

- Tác hại: gây nhiều bệnh cho người và động vật.

Ngành Thân mềmCơ thể mềm và không phân đốt. Đa số các loài có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể.Ốc sên, mực, sò.

- Lợi ích: làm thức ăn, lọc sạch nước bẩn,...

- Tác hại: gây hại cho cây trồng (ốc sên).

Ngành Chân khớpCó bộ xương ngoài bằng chất kitin; các chân phân đốt, có khớp động.Tôm, cua, nhện, châu chấu,...

- Lợi ích: làm thức ăn cho con người (tôm, cua), thụ phấn cho cây trồng (ong).

- Tác hại: gây hại cho cây trồng (châu chấu), lây truyền các bệnh nguy hiểm cho con người (ruồi, muỗi).

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập Cánh diều 6 sách mới, bài 22: Đa dạng động vật không xương sống sách bài tập cánh diều, bài 22: Đa dạng động vật không xương sống sách KHTN 6 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT cánh diều Khoa học tự nhiên 6 bài 22: Đa dạng động vật không xương sống . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Phần trình bày do Hoài Nguyễn tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận