Giải SBT Cánh diều Công nghệ 7 bài 6 Chăm sóc rừng cây sau khi trồng

Hướng dẫn giải bài 6 Chăm sóc rừng cây sau khi trồng SBT Công nghệ 7 Cánh diều. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Khoanh tròn vào các ý thể hiện mục đích của việc chăm sóc cây rừng.

A. Hạn chế sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh.

B. Làm đất tơi xốp.

C. Mở rộng diện tích đất rừng.

D. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây rừng.

E. Khai thác gỗ, củi cho con người.

G. Giúp cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt.

H. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Hướng dẫn trả lời: 

(A), (B), (D), (G)

Bài tập 2. Hãy nối các nội dung ở cột (1) với nội dung cột (2) để làm rõ thời gian, số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng.

Giải SBT Cánh diều Công nghệ 7 bài 6 Chăm sóc rừng cây sau khi trồng

Hướng dẫn trả lời: 

1, 2 – B; 3, 4 – A

Bài tập 3. Những hình ảnh sau thể hiện công việc gì trong chăm sóc cây rừng?

Giải SBT Cánh diều Công nghệ 7 bài 6 Chăm sóc rừng cây sau khi trồng

Hướng dẫn trả lời

A – Làm cỏ xung quanh gốc cây; B – Làm hàng rào bảo vệ cây rừng; C – Bón phân cho cây rừng; D – Xới đất, vun gốc cho cây rừng.

Bài tập 4. Hãy điền mục đích của từng công việc chăm sóc cây rừng vào bảng sau.

Công việc chăm sóc cây rừng

Mục đích

1. Làm hàng rào bảo vệ rừng

 

2. Xới đất, vun gốc cho cây rừng

 

3. Bón thúc cho cây rừng

 

4. Tỉa và trồng dặm

 

5. Phát quang cây dại, làm cỏ xung quanh gốc cây

 

Hướng dẫn trả lời: 

Công việc chăm sóc cây rừng

Mục đích

1. Làm hàng rào bảo vệ rừng

Tránh sự phá hoại của động vật rừng

2. Xới đất, vun gốc cho cây rừng

Làm đất tơi xốp, thoáng khí

3. Bón thúc cho cây rừng

Bổ sung dinh dưỡng cho cây rừng

4. Tỉa và trồng dặm

Đảm bảo mật độ rừng phù hợp

5. Phát quang cây dại, làm cỏ xung quanh gốc cây

Tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng của cỏ, cây hoang dại với cây rừng

Bài tập 5.Tìm hiểu và mô tả cách chăm sóc một số loại cây rừng hoặc cây xanh địa phương em.

Hướng dẫn trả lời

–  Cây thông thuộc loại cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 30 – 35m, những cây cổ thụ có thể cao tới 100m. Thân cây thẳng, có nhiều nhựa. Vỏ thân dày, màu nâu đỏ, có những vết nứt dọc và sâu.

–  Các cành thường mọc đối xứng nhau hoặc theo vòng xoắn tạo thành các tán lá cao và rộng. Cành cây không có lông nhưng lại có phấn trắng. Khi được một năm tuổi, cành có màu nâu hoặc màu vàng đất.

–  Cây thông có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, môi trường và khí hậu khác nhau, thậm chí là khí hậu khắc nghiệt.

–  Đây là loài cây ưa sáng hoàn toàn, khi nhỏ có thể chịu được bóng râm nhẹ. Phát triển rất nhanh nên cần trồng tại những nơi có diện tích rộng như rừng, đồi, núi,…

–  Nhiệt độ thích hợp nhất từ 20 – 25 độ C. Thích ứng với các loại đất chua.

Bài tập 6. Tình huống: Trong dịp Tết trồng cây vừa qua, các bạn học sinh lớp em được tham gia trồng rừng hoặc trồng cây xanh ở địa phương. Vận dụng kiến thức đã học, hãy đề xuất các công việc cần làm để chăm sóc cây rừng hoặc cây xanh lớp em vừa trồng.

Hướng dẫn trả lời

HS tự thực hiện

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Cánh diều Công nghệ 7 bài 6 Chăm sóc rừng cây sau khi trồng, Giải SBT công nghệ 7 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Cánh diều Công nghệ 7 bài 6 Chăm sóc rừng cây sau khi trồng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công nghệ 7 cánh diều. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận