Giải SBT bài Ôn tập học kì II (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 10: Trang sách và cuộc sống (Nói và nghe), trang 41ngữ văn 7 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Đọc bài thơ Cây mận của Béc-tôn Brếch (Bertolt Brecht và thực hiện các yêu cầu:

Góc sân mận nhỏ

Chẳng có quả nào

Sợ người dẫm phải

Đứng trong hàng rào.

Nó mong lớn lắm

Nhưng lớn làm sao

Mặt trời không tới

Cây buồn biết bao.

Mận chưa có quả

Nên chả ai tin.

Đúng là mận đấy

Sờ lá mà xem.

(Béc-tôn Brếch, Thơ trữ tình, Nguyễn Quân dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006, tr.74)

1. Thể thơ được người dịch dùng để chuyển ngữ bài thơ của Béc-tôn Brếch là thể thơ gì? Hãy nêu tên một số bài thơ em đã đọc được viết bằng thể thơ tương tự.

2. Cây mận nhỏ có cảnh ngộ như thế nào và đã bị đối xử ra sao? Nêu những chi tiết có thể cho biết điều này.

3. Sự đồng cảm của nhà thơ đối với cây mận đã được bộc lộ như thế nào? Hãy tìm trong bản dịch những căn cứ cho phép em nêu nhận xét như vậy.

4. Theo em, khi đọc bài thơ, độc giả có thể nghĩ tới những điều gì khác ngoài câu chuyện về cây mận?

5. Nêu nhận xét của em về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hình tượng trong thơ trữ tình và hình tượng trong thơ ngụ ngôn qua việc kết nối bài thơ Cây mận với những truyện ngụ ngôn đã được học ở bài 6. 11 )

6. Dựa vào những gợi mở từ bài thơ, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) nói về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống. 

Trả lời:

1. Thể thơ được người dịch dùng để chuyển ngữ bài thơ của Béc-tôn Brếch là thể thơ bốn chữ (12 dòng được chia thành 3 khổ, mỗi dòng đúng 4 âm tiết; dùng vần chân, gieo vần cách quãng; trong mỗi khổ, âm tiết cuối của dòng thứ hai bắt vần với âm tiết cuối của dòng thứ tư).

Các bài thơ đã đọc cùng viết bằng thể thơ bốn chữ, chẳng hạn: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm) trong Ngữ văn 7, tập một và một số bài thơ bốn chữ khác em có thể đã đọc như Làm anh (Phan Thị Thanh Nhàn), Ngôi nhà (Tô Hà), Buổi trưa hè (Huy Cận), Nhớ ơn (Đồng dao), Lượm (Tố Hữu),...

2. Cây mận trong bài thơ có một cảnh ngộ khá đặc biệt: đứng ở góc sân, trong hàng rào”, không thể lớn được vì bị cớm nắng (“Mặt trời không tới”), do vậy, thi cũng chưa thể có quả (tác giả hai lần nhắc ý này: “Chẳng có quả nào”, “Mận chưa có quả”).

Con người đã thờ ơ với cây mận, chính điều đó khiến cây mận rơi vào cảnh ngộ hẩm hiu. Nhưng còn một hẩm hiu khác chồng lên hẩm hiu đã nói: Chả ai tin cây mận là cây mận! Việc dựng hàng rào quanh cây mận để đừng ai dẫm phải không thể hiện sự chăm sóc mà chỉ cho thấy một thái độ quan tâm chiếu lệ, hời hợt. Rõ ràng, cây mận đã không được đối xử đúng cách, phù hợp. Điều đó cũng có nghĩa là cây mận chưa được nhìn nhận như một sinh linh có đời sống riêng của mình.

3. Các nhà thơ thường được nhìn nhận là người có tố chất khác thường, do biết cảm nhận linh hồn của vạn vật. Cây mận bị người đời quên lãng nhưng nhà thơ thì không quên. Chính việc kể chuyện về cây mận cho thấy điều đó. Dường như nhà thơ đã đặt mình vào vị trí của cây mận để nói ra những ước mong thầm lặng của một sinh linh bé nhỏ “Đứng trong hàng rào”. Dù chỉ đọc bài thơ qua bản dịch, người đọc vẫn có thể thấy rất rõ sự đồng cảm của tác giả với nỗi buồn tủi của cây mận vì sự“Chẳng có quả nào”. Nhà thơ đã thể hiện dòng “tâm trạng” của cây mận, từ hi vọng, thấp thỏm (mong lớn lắm) đến hẫng hụt (lớn làm sao, buồn biết bao) rồi lại hi vọng (Sờ lá mà xem), như thể nói về tâm trạng của chính mình. Có thể khẳng định rằng, việctự đồng nhất mình với cây mận đã giúp nhà thơ thể hiện được điều cần nói một cách đầy ám ảnh và thuyết phục.

4. Bài thơ tưởng như chỉ viết về cây mận nhưng sự thực thì không phải thế. Chuyện cây mận chỉ là một cái cớ để nhà thơ bộc lộ sự quan tâm, thương yêu, xót xa những thân phận không may mắn, những kiếp đời bé nhỏ trong xã hội và mong điều tốt đẹp đến với họ. Nếu biết thêm rằng đây là bài thơ được in trong một tập thơ viết cho thiếu nhi, người đọc càng có cơ sở để nối kết những điều được “kể” trực tiếp trong bài Cây mận với mối quan tâm của tác giả về thái độ cần có đối với trẻ em – những tâm hồn trong trắng đầy niềm hi vọng vào cuộc đời, luôn muốn được mọi người quan tâm, thấu hiểu.

5. Đều cùng thuộc nghệ thuật ngôn từ nên hình tượng trong thơ ngụ ngôn và hình tượng trong thơ trữ tình có những điểm chung: – Tái hiện các quan hệ đời sống thông qua những con người, nhân vật, tình

huống, sự việc cụ thể, giúp người đọc có thể thấy, nghe, nếm trải mọi cung

bậc của cuộc đời một cách thuận lợi.

  • Luôn bộc lộ quan niệm nhân sinh độc đáo, đưa lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, cảm xúc mới mẻ.
  • Tuy nhiên, do đặc điểm loại hình quy định, giữa hình tượng trong thơ ngụ ngôn và hình tượng trong thơ trữ tình có những điểm khác biệt:
  • Hình tượng trong thơ ngụ ngôn thường được tổ chức theo quan hệ lô-gíc, dẫn dắt người đọc đi tới một bài học tương đối rõ ràng, xác định. Có khi phần bài học được chính tác giả nêu lên ở cuối tác phẩm, có liên hệ chặt chẽ với toàn bộ diễn biến câu chuyện được kể.
  • Hình tượng trong thơ trữ tình mang tính đa nghĩa, là kết quả của những liên tưởng, liên hệ phóng khoáng, bất ngờ, có thể gợi lên nhiều suy ngẫm, cảm xúc khác nhau. Tuỳ tâm trạng khi đọc và trải nghiệm riêng, mỗi người đọc có thể nhận được từ hình tượng thơ trữ tình những thông điệp không giống với ai khác.

6. Bài tập nêu định hướng viết thông qua một từ khoá là đồng cảm. Khi viết, em có thể tổ chức đoạn văn xoay quanh việc trả lời các câu hỏi: Thế nào là đồng cảm? Sự đồng cảm có thể giúp đời sống tinh thần của ta được phát triển phong phú như thế nào? Ý nghĩa mà sự đồng cảm mang lại cho việc kết nối mỗi cá nhân với xã hội, với cuộc đời là gì?

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh. Mà khuyết danh có nghĩa là chưa tồn tại. Thi sĩ cho sự vật một cái tên mà trước đó nó chưa có – tức là đưa nó vào tồn tại. Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ. Loài chim ấy ắt đã có từ rất ớc đó, ng lâu trước , người ta hẳn đã nhiều lần thử đặt cho nó một cái tên nhưng không đậu và chỉ đến khi ai đó, trong một loé chớp thần hứng, bật thốt lên hai âm tiết chích choè trúng pắp, không gì thay thế nổi, thì nó mới thực sự tồn tại, thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim.

(Dương Tường, Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè?, in trong Chỉ tại con chích choè, NXB Hải Phòng, 2003, tr. 60 – 61)

1. Đoạn trích mang đặc điểm của loại văn bản nào? Vì sao em xác định như vậy?

2. Điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích là gì? Em tán thành hay không tán thành ý kiến của tác giả? Vì sao?

3. Tác giả cho rằng người đầu tiên thốt lên hai âm tiết chích choè đã thêm cho trời đất không chỉ đơn thuần một loài chim. Vậy theo em, người ấy còn thêm cho trời đất cái gì khác nữa?

4. Phân tích mạch lạc và liên kết của đoạn trích.

5. Hãy viết lại câu văn sau đây theo cách diễn đạt khác mà em cho là phù hợp (cần bảo lưu ý chính, có thể lược bớt ý phụ). Nêu nhận xét về cấu trúc của câu văn gốc qua so sánh nó với câu văn em vừa viết. Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ.

6. Từ những điều được tác giả đề cập trong đoạn trích, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) nói lên cảm nhận, suy nghĩ của em về hoạt động sáng tạo của nhà thơ.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, giải vở bài tập Ngữ văn 7 tập 2 KNTT, giải BT Văn 7 Kết nối bài Giải SBT bài Ôn tập học kì II (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT bài Ôn tập học kì II (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT ngữ văn 7 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngoc Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận