Giải mĩ thuật 7 KNTT bài 2 Mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại

Hướng dẫn học môn Mĩ thuật 7 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 2: Mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

QUAN SÁT

Câu hỏi. Một số di sản mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại trên thế giới

  • Hoa văn trang trí trên đồ vật thời kì trung đại ở các hình trong bài có những hoa văn gì?
  • Em hãy nhận xét về thiết kế hình dạng, hoa văn trang trí trên di sản mĩ thuật thời kì trung đại ở mỗi nền văn hóa mà em biết?

Lời giải:

  • Hình 1: Hoa văn hình chim công
  • Hình 2: Hoa văn hình bò tót
  • Hình 3: Hoa văn hình lá, con thú
  • Hình 4: Hoa văn hoa, lá
  • Hình 5: Hoa văn hoa, lá, con người
  • Hình 6: Hoa văn hình con người

Nhận xét:

  • Hoa văn sử dụng trong trang trí thời kì trung đại là hình hoa, lá, chim, thú, con người...
  • Hoa văn được tạo nên từ những yếu tố tạo hình cơ bản như đường nét, màu sắc và được sắp xếp theo nguyên lí thị giác như tương phản, cân bằng, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, nhịp điệu... => Tạo nên những sản phẩm có tính thẩm mĩ, hợp lí khi sử dụng.

THỂ HIỆN

Câu hỏi. Khai thác hoa văn trang trí thời kì trung đại để thiết kế túi xách

  • Sản phẩm đã sao chép, mô phỏng hình ảnh nào của mĩ thuật thế giới thời kì trung đại?
  • Nêu cảm nhận của em về giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng của việc thiết kế sản phẩm mĩ thuật túi xách?
  • Em sẽ sử dụng hoa văn nào của di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại để trang trí sản phẩm của mình?

Lời giải:

  • Sản phẩm sao chép hình ảnh người phụ nữ trên hoa văn trang trí trên đĩa, I-ta-li-a thế kỉ 14.
  • Cảm nhận của em về việc thiết kế sản phẩm mĩ thuật túi xách:
    • Giá trị thẩm mĩ: bố cục hợp lí, màu sắc hài hòa, thể hiện tính sáng tạo...
    • Giá trị sử dụng: hữu ích, có thể sử dụng để đựng đồ, trang trí hoặc làm quà tặng...
  • Có thể sử dụng hoa văn chim công trên lọ gốm (Syria), họa tiết hình con bò trên thảm Thổ Nhĩ Kì,...

THẢO LUẬN

Câu hỏi. Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thực hiện những nội dung sau:

  • Bạn đã khai thác, mô phỏng, sao chép hoa văn trong thiết kế sản phẩm của mình?
  • Hãy nêu tên và mô tả một số di sản tiêu biểu của nghệ thuật trang trí thời kì này.
  • Bạn ấn tượng với di sản nào của nghệ thuật trang trí thời kì trung đại trên thế giới? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 8 câu) giới thiệu về di sản này theo các gợi ý: tên vật phẩm, chất liệu, hoa văn trang trí, điểm nổi bật của trang trí trên vật phẩm,...

Lời giải:

  • HS tự thực hiện.
  • Một số di sản tiêu biểu của nghệ thuật trang trí thời kì này: Trang trí trên lọ gốm (Syria, thế kỉ 14), trang trí trên thảm (Thổ Nhĩ Kì, thế kỉ 14), thiết kế nhẫn (Tây Ban Nha, khoảng thế kỉ 15), thiết kế bìa sách (Pháp, khoảng thế kỉ 15),...
  • Viết đoạn văn giới thiệu về di sản em ấn tượng:

Gợi ý: Em ấn tượng nhất hoa văn trang trí trên đĩa ở I-ta-li-a vào thế kỉ 14. Chiếc đĩa được làm bằng chất liệu gốm. Màu sắc đặc trưng của chiếc đĩa là màu vàng nâu và màu xanh lá cây. Ở vị trí trung tâm là hình ảnh một người phụ nữ búi tóc, được vẽ bằng những nét vẽ trau chuốt và tỉ mỉ. Trong thời kì trung đại, những chiếc đĩa có có hình thức công phu như này thường là những bộ đồ ăn xa hoa.

VẬN DỤNG

Câu hỏi. Khai thác màu sắc, hoa văn của mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại trên thế giới để trang trí đồ chơi cũ em yêu thích.

Lời giải:

HS tự thực hiện.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk mĩ thuật 7 sách mới, giải mĩ thuật 7 kết nối tri thức, giải mĩ thuật 7 KNTT bài 2, giải bài mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải mĩ thuật 7 KNTT bài 2 Mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải mĩ thuật 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận