Giải mĩ thuật 7 KNTT bài 16 Khai thác giá trị tạo hình truyền thống trong trang trí đồ vật

Hướng dẫn học môn Mĩ thuật 7 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 16: Khai thác giá trị tạo hình truyền thống trong trang trí đồ vật. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

QUAN SÁT

Câu hỏi.

  • Vẻ đẹp trong thiết kế ở một số sản phẩm thời kì trung đại được thể hiện như thế nào? (hình dạng, màu sắc, vật liệu)
  • Hoa văn trang trí trên đồ vật thời kì trung đại có đặc điểm gì?

Lời giải:

  • Hình dạng, màu sắc, hoa văn của các sản phẩm thời kì trung đại được thể hiện đa dạng, độc đáo.
  • Vật liệu đa dạng như đất nung, gốm, vàng...
  • Hoa văn trang trí trên đồ vật thời kì trung đại thường là họa tiết hoa lá, rồng, phượng và con người.

THỂ HIỆN

Câu hỏi.

  • Theo em, còn cách nào khác để trang trí chậu cây không?
  • Việc kết hợp hoa văn trang trí này có phù hợp với công năng sử dụng của chậu cây không?
  • Em sẽ sử dụng hoa văn nào của mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại để trang trí sản phẩm gia dụng của mình?

Lời giải:

  • Các cách khác để trang trí chậu cây: dán giấy tạo họa tiết hoa văn thời kì trung đại, dùng màu nước...
  • Việc kết hợp hoa văn trang trí này có phù hợp với công năng sử dụng của chậu cây.
  • HS tự lựa chọn hoa văn của mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại để trang trí sản phẩm gia dụng của mình.

THẢO LUẬN

Câu hỏi. Hãy trao đổi và thực hiện những nội dung theo gợi ý sau:

  • Bạn đã khai thác vẻ đẹp của di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại nào trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật của mình?
  • Hãy nêu tên một số vật dụng tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí thời kì trung đại ở Việt Nam.
  • Bạn ấn tượng với giá trị tạo hình của di sản nào trong nghệ thuật trang trí thời kì trung đại ở Việt Nam? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 8 câu) giới thiệu về di sản này theo các gợi ý: tên vật phẩm, chất liệu, hoa văn trang trí, điểm nổi bật của trang trí trên vật phẩm,...
  • Bạn sẽ trưng bày sản phẩm mĩ thuật ở đâu? Sản phẩm có phù hợp với không gian trưng bày không?

Lời giải:

  • HS tự thảo luận và thực hiện các nội dung.
  • Một số vật dụng tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí thời kì trung đại như thạp, ấm, tượng, lư hương...
  • Gợi ý viết đoạn văn: Ví dụ ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo"

Ấn vàng Sắc mệnh chi bảo là đỉnh cao của loại hình ấn chương thời Nguyễn, là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nguồn sử liệu quan trọng ghi lại dấu ấn lịch sử gắn liền với vương triều nhà Nguyễn và lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ấn Sắc mệnh chi bảo được chế tạo bằng chất liệu quý (vàng 10 tuổi), kỹ thuật đúc, khắc công phu, là hiện vật độc bản, có giá trị đặc biệt trong tổng số 85 chiếc ấn của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ấn vàng là biểu trưng quyền lực của triều đình nhà Nguyễn, dùng để đóng trên các loại sắc phong của vương triều. Mỗi hình dấu của ấn trên văn bản được coi là một văn bản hoàn chỉnh và trung thực nhất.

  • Em sẽ trưng bày sản phẩm mĩ thuật ở góc học tập, phòng khách, ban công (chậu cây)...

VẬN DỤNG

Câu hỏi. Hãy khai thác giá trị nghệ thuật trang trí thời kì trung đại ở Việt Nam để trang trí một bộ trang phục.

Lời giải:

HS tự thực hiện.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk mĩ thuật 7 sách mới, giải mĩ thuật 7 kết nối tri thức, giải mĩ thuật 7 KNTT bài 16, giải bài khai thác giá trị tạo hình truyền thống trong trang trí đồ vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải mĩ thuật 7 KNTT bài 16 Khai thác giá trị tạo hình truyền thống trong trang trí đồ vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải mĩ thuật 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận