Danh mục bài soạn

Giải Lịch sử và Địa lí 4 sách kết nối tri thức bài 23 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Hướng dẫn học môn Lịch sử và Địa lí 4 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 23 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Từ bao đời nay, cồng chiêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây nguyên. Em biết dân tộc nào ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng? Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt?

Bài giải

Dân tộc gắn với cồng chiêng như: Ê đê, Ba Na, Xơ Đăng. Lễ hội cồng chiêng thường được đánh cùng rất nhiều người, trong các dịp lễ hội lớn của dân tộc. Mỗi giai điệu vang lên như nói lên tiếng lòng, tâm tư, tình cảm của đồng bào của các dân tộc thiểu số. Thanh âm của cồng chiêng được coi là sợi dây kết nối với thần linh, để gửi gắm những mong mỏi của con người đến với thế giới tâm linh.

KHÁM PHÁ

1. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy: 

- Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

- Cho biết cồng chiêng được sử dụng trong những dịp nào của đồng bào Tây Nguyên?

Bài giải

- Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng trên địa bàng 5 tỉnh của Tây Nguyên. Chủ nhân không gian văn hóa này là : Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho,..

- Cồng chiêng được sử dụng trong những dịp làm nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng.

2. Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.

Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy môt tả những nét chính về lễ hội Cồng chiêng.

fgdfbgv

Bài giải

Lễ hội được tổ chức luân phiên hằng năm. Các nghệ nhân sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hằng năm, luân phiên ở năm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên với phần lễ và phần hội.

Mở đầu phần lễ, mọi người sẽ cùng nghe lịch sử và một số phong tục văn hoá của người dân nơi đây. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rộng mới,... của dân tộc Gié Triêng (tỉnh Kon Tum)

Đến phần hội, mọi người cùng nhau hòa mình trong các điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...

LUYỆN TẬP

1. Lập và hoàn thiện bảng hệ thống( theo gọi ý dưới đây) về một số hoạt động chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

TTHoạt động chính
1 

Bài giải

TTHoạt động chính
1Nghe lịch sử và văn hóa của người dân nơi đây
2Lễ cúng cơn mưa đầu mùa
3Lễ mừng lúa mới
4Lễ mừng nhà Rông mới
5Múa, chơi trò chơi dân gian

 2. Em ấn tượng với hoạt động nào trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên? Vì sao?

Bài giải

Em ấn tượng nhất với hoạt động biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình, lễ cầu an của dân tộc Ba Na vì hoạt động này giúp cho em biết thêm nhiều hơn về không gian văn hóa của các tỉnh thành khác nhau.

Lễ hội cầu an là loại hình văn hóa tín ngưỡng độc đáo của tộc người Ba Na ở Tây Nguyên nói chung, vùng Ba Na - Hơ Moong (Kon Tum) nói riêng, thể hiện sự tôn kính của đồng bào đối với các bậc thần linh. Lễ hội có từ xa xưa, truyền lại cho con cháu, bắt nguồn từ truyền thuyết ngày xưa trong làng bị đại dịch, không có thuốc men, dân làng chết nhiều. Người dân đã bắt dê làm vật tế thần, cầu mong thần linh xua đuổi tà ma. Kể từ khi đó hết dịch bệnh, không còn ai chết nữa nên lễ hội được duy trì hàng năm.

VẬN DỤNG

Tìm hiểu thông tin và cho biết ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên còn có dân tộc nào trên đất nước Việt Nam cũng sử dụng cồng chiêng?

Bài giải

Dân tộc Mường

Cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống người Mường, gắn liền với vòng đời của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi về với đất mẹ. Chính vì vậy, người Mường coi cồng chiêng là báu vật của mình và giữ gìn qua các thế hệ.

Từ bao đời nay, cồng, chiêng được sử dụng trong tất cả các dịp lễ, tết, trong đám cưới, tang ma... Người Mường dùng cồng chiêng trong nhiều lễ nghi, lễ hội, trong công việc hệ trọng có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của gia đình, dòng tộc, xóm mường. Vào đầu năm mới, chiêng được dùng cho các Phường Xắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới, mừng nhà mới, xuống đồng sản xuất, bảo vệ bản mường... Họ coi tiếng chiêng là ngôn ngữ để giao tiếp với trời, đất, thánh thần, tổ tiên, giữa người với người, cầu mong cho nhân khang, vật thịnh. Vào những ngày lễ hội, tiếng chiêng vang lên trầm bổng cùng những tiếng cười vui rộn rã của mọi người đi trẩy hội. Tiếng cồng, chiêng lễ hội vang lên xua tan hết mệt mỏi, buồn phiền của con người. Với người Mường, tiếng chiêng của lễ hội là tiếng chiêng của may mắn, của những ước nguyện ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, cồng chiêng còn có mặt trong những thời khắc quan trọng khác của cuộc đời mỗi người dân Mường. Trong lễ cưới, tiếng cồng chiêng là lời chúc phúc cho đôi trẻ. Trong đám tang, các nghi lễ, cồng chiêng là lời báo hiệu, tạo không khí trang nghiêm; khi kéo gỗ làm nhà, trong các cuộc đi săn, cồng chiêng tạo nên sức mạnh đoàn kết. Một bộ cồng, chiêng đầy đủ thường có 10 đến 12 chiếc, tất cả đều có núm kích cỡ to nhỏ và thanh âm khác nhau. Dụng cụ để đánh cồng chiêng là dùi được làm bằng gỗ cứng, tùy theo từng chiếc chiêng to, nhỏ mà làm dùi dài, ngắn. Chiếc to và dài nhất có thể lên đến 40cm, ngắn nhất khoảng 20cm, đầu quấn vải mềm. Người ta thường treo các giàn cồng, chiêng trong nhà, ngoài sân hoặc ngoài các bãi rộng để đánh, hay xách một cái rồi cùng nhau đánh, tạo nên những thanh âm hùng tráng giữa núi rừng. Người Mường thường sử dụng cả dàn cồng chiêng trong các phường, hội. Còn trong các việc báo tang, báo hỷ, hội họp cồng, chiêng được sử dụng từ 1-3 chiếc.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức bài 23, giải lịch sử 4 sách KNTT bài 23, Giải bài 23 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Lịch sử và Địa lí 4 sách kết nối tri thức bài 23 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận